Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sự lên ngôi của những giá trị thịnh vượng mới 

Các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới giờ đây được hiểu là những đất nước có “chất lượng cuộc sống” cao, nơi người dân được đảm bảo tự do, an toàn - an ninh, được hưởng một nền giáo dục - y tế, dịch vụ công chất lượng và môi trường sống trong lành, hài hòa với thiên nhiên.

Theo báo cáo về chỉ số thịnh vượng được Viện Legatum công bố hàng năm nhằm tìm ra những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, 5 nước Bắc Âu liên tục giữ vị trí đầu bảng mặc dù đây không phải những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất. Vậy điều gì đang có xu hướng thay thế chỉ số GDP vốn được coi là giá trị đong đếm sự thịnh vượng? 

Những thước đo thịnh vượng mới 

Ra đời từ năm 2007, Legatum Prosperity Index (còn gọi là báo cáo về Chỉ số thịnh vượng của Viện Legatum) là bảng xếp hạng toàn cầu về sự thịnh vượng và hạnh phúc. Chỉ số thịnh vượng gồm 12 “trụ cột” - được xây dựng dựa trên 67 lĩnh vực chính sách và được đo lường bằng 300 chỉ số cấp quốc gia. Trên nền tảng là chỉ số thịnh vượng, các nhà phân tích từ Viện Legatum đã sàng lọc 167 quốc gia (chiếm 99,4% dân số thế giới) để đưa ra thứ hạng chính xác.

12 ‘trụ cột” đánh giá sự thịnh vượng của Legatum Prosperity Index có thể được quy về 2 mảng chính: chất lượng cuộc sống và sự phát triển của nền kinh tế. Các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới giờ đây được hiểu là những đất nước có “chất lượng cuộc sống” cao, nơi người dân được đảm bảo tự do, an toàn - an ninh, được hưởng một nền giáo dục - y tế, dịch vụ công chất lượng và môi trường sống trong lành, hài hòa với thiên nhiên.

Bằng chứng là các nước Bắc Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Phần Lan đều là những quốc gia “hạnh phúc” thuộc hàng nhất thế giới với chế độ an sinh xã hội đáng mơ ước và cuộc sống bình yên, an lành.


 Thụy Sỹ liên tục nằm trong top 5 cấc quốc gia thịnh vượng nhất thế giới theo, Legatum Prosperity Index

Bên cạnh đó, cho dù những quốc gia như Đan Mạch hay Thụy Điển không có GDP đứng đầu thế giới, nhưng họ lại sở hữu một nền kinh tế phát triển và bền vững với các chính sách đầu tư cởi mở, hiệu quả, cơ sở hạ tầng thị trường vững vàng và quy định kinh doanh thuận lợi… 

Có thể thấy GDP giờ đây đã trở nên lỗi thời với tiêu chí đánh giá sự thịnh vượng mới. Một nền kinh tế phát triển, giàu có đến mấy nhưng người dân sống dưới áp lực quá lớn, môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hay các chính sách an sinh xã hội èo uột thì vẫn sẽ không được coi là thịnh vượng.

Ngoài ra, các chỉ số trong bảng xếp hạng của Viện Legatum còn có thể được áp dụng như các tiêu chí để nhiều nước xác định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát huy/cải tiến nhằm xây dựng xã hội hòa nhập, nền kinh tế mở và trao quyền. Đây cũng là một công cụ thiết thực giúp các quốc gia đưa ra lộ trình vượt rào cản đại dịch Covid-19, một điều vượt trội hơn hẳn so với chỉ số GDP. 

Khát vọng Việt Nam thịnh vượng 

Theo tiêu chí đánh giá thịnh vượng mới, Việt Nam hiện đang đứng thứ 74 trong số 167 nền kinh tế năm 2021. So với một thập kỷ trước, chúng ta đã tăng 15 bậc, là một trong những  quốc gia nổi bật của khu vực Đông Nam Á. Cải tiến lớn nhất của Việt Nam là tập trung vào khía cạnh cơ sở hạ tầng và tiếp cận thị trường, đồng thời mạnh về hai lĩnh vực là vốn xã hội và sức khỏe. 

 “Khát vọng về Việt Nam thịnh vượng, phát triển” cũng  là động lực mà Chính phủ đặt ra để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo . Theo đó, để nâng hạng chỉ số quốc gia thịnh vượng, Chính phủ đang thực hiện chính sách mở và trao quyền, tập trung vào 3 khía cạnh: Nền kinh tế mở, xã hội hòa nhập và trao quyền cho cộng đồng. Theo Viện Legatum, đây cũng là 3 khía cạnh lớn có tác động đến các chỉ số thịnh vượng của một quốc gia.

 
Việt Nam đã tăng 15 bậc “thịnh vượng” trong vòng 10 năm qua

Bên cạnh đó, trong cuốn sách Đổi mới mô hình tăng trưởng – Vì một Việt Nam thịnh vượng, sánh vai thế giới, nhóm tác giả gồm các chuyên gia đầu ngành về Kinh tế phát triển cũng đã chỉ ra rằng, để sánh vai với năm châu, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng rất cao trong một giai đoạn dài, như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Isarel. Để làm được điều đó Việt Nam cần một mô hình tăng trưởng mới, trong đó dưới sự định hướng và điều phối của chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn kinh tế mạnh sẽ trở thành lực lượng chủ đạo, dẫn dắt tiên phong những đổi thay mang đến sự phát triển bền vững.4

Khát vọng Việt Nam thịnh vượng cùng những cam kết của Chính phủ được nhiều doanh nghiệp đầu tàu hưởng ứng và đồng hành. Ví dụ như Ngân hàng TPCM Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa qua đã tuyên bố tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”. 


VPBank tái định vị thương hiệu hướng tới sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”

“Chúng tôi định nghĩa một quốc gia thịnh vượng bắt đầu từ những cá nhân, tổ chức thịnh vượng. Đó là lý do VPBank luôn đồng hành cùng Chính phủ xây dựng nền tảng kinh tế bền vững, hỗ trợ tối đa các khách hàng, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy các thước đo khác như chỉ số hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cũng rất quan trọng. Đó là lý do VPBank đưa ra chiến lược phát triển với 4 giá trị thịnh vượng gồm Tài chính, tinh thần, thể chất và cộng đồng…”, đại diện VPBank cho biết.


VPBank tích cực chuyển đổi số, mang giá trị thịnh vượng tài chính tiệm cận hơn với khách hàng

Cũng theo vị đại diện này, sứ mệnh mới của ngân hàng sẽ được doanh nghiệp từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm như tích cực chuyển đổi số để mang giá trị thịnh vượng tài chính tiệm cận hơn với khách hàng, hỗ trợ kịp thời và thiết thực các công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống thể chất, tinh thần người dân với các hoạt động thể thao và giải trí quy mô lớn…

Tuy đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên trong một hành trình dài nhiều chông gai, nhưng việc chủ động thay đổi, gieo mầm khát vọng thịnh vượng cùng những cam kết cải cách từ Chính phủ và hành động cụ thể của các doanh nghiệp hàng giữ vai trò điểm tựa như VPBank, triển vọng cải thiện chỉ số thịnh vượng của Việt Nam sẽ còn nhiều hứa hẹn. 

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top