Sinh viên làm báo

Làm báo là một công việc thú vị nhưng cùng đầy khó khăn, nhất là với sinh viên. Không đam mê, bạn chẳng thể nào vượt qua để đi đến cùng của vấn đề đang được cả xã hội trông đợi.

Khó khăn trong lựa chọn đề tài

Báo chí là một lĩnh vực rộng lớn, cuộc sống muôn hình vạn với đầy rẫy những chủ đề hay, chính là cơ hội cho những người làm báo trẻ, nhất là sinh viên thâm nhập thực tế và sáng tạo nên những tác phẩm báo chí chất lượng.

Tuy vậy, với những người mới bước chân vào nghề báo, việc tìm cho mình những đề tài phù hợp quả thật không dễ. Bạn Phạm Đức Cường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) cho biết: “Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như thế nào? Chính là những câu hỏi thường trực nhất đối với sinh viên mới bước đầu bắt tay vào làm nghề nghiêm túc”.

Lý giải nguyên nhân sinh viên thường “khan hiếm” đề tài khi bắt đầu viết báo, nhiều người làm nghề lâu năm cho rằng: sinh viên thường nặng với tư tưởng phải tìm cho được những cái mới để phản ánh kịp thời với guồng quay không ngừng của cuộc sống hiện đại.

Nhiều bạn chỉ chú trọng đi làm về những tin mang tính sự kiện được sắp xếp sẵn, tính đột biến và sốt rẻo bị hạn chế. Tác phẩm báo chí dẫu có tính mới nhưng chất lượng không được đánh giá quá cao.

TS. Lê Thị Nhã, Giảng viên khoa Báo chí HVBBTT chia sẻ rằng: báo chí đòi hỏi tính mới nhưng không phải cái gì của cuộc sống cũng có thể đưa lên mặt báo. Có một cách để viết những bài báo hay mà vẫn mới chính là sáng tạo những tác phẩm báo chí dựa trên những câu chuyên, sự việc đã cũ với một góc nhìn khác, khía cạnh khác. Như vậy, trên nền những cái cũ, nếu ta biết khai thác ở những địa hạt đặc biệt, thì đề tài của bài báo là cái không hề  khó tìm trong cuộc sống.

Lăn xả và tạo sự tin tưởng cần thiết

Một trong những yêu cầu của nghề báo đối với những ai có ý định gắn bó với công việc này một cách nghiêm túc chính là lòng yêu nghề. Chỉ có lòng đam mê và nhiệt huyết mới có thể đưa họ đi đến cùng của sự thật, thôi thúc họ tìm ra những góc khuất bí ẩn của xã hội bấy lâu chưa ai từng biết đến và ngợi ca, nhân rộng những cái tốt đẹp cho đời sống.

Đỗ Diễm Hằng Minh, sinh viên năm hai HVBCTT luôn khiến người khác bất ngờ về những tác phẩm báo chí của mình. Đề tài cô lựa chọn gần gũi với sinh viên nhưng lại khá nhạy cảm và tiềm ẩn nguy hiểm lớn. Từ kinh doanh đa cấp, trung tâm môi giới việc làm lừa đảo đến những địa chỉ gia sư ảo,... đều là những đề tài mà cô mạnh dạn lăn xả để phản ánh đến bạn đọc.

Chia sẻ về những bài viết của mình, Hằng Minh nói: “Làm về tệ nạn xã hội sợ nhất là dễ bị sa ngã. Cùng với đó, việc sơ suất để lộ nhân thân cũng vô cùng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, mình luôn phải chủ động tìm hiểu thật kĩ địa bàn và đối tượng dự kiến sẽ tiếp cận trong một thời gian khá dài”.

Không thâm nhập quá nhiều vào những vấn nạn của xã hội, Đỗ Trường Hùng lại có một niềm hứng thú với văn hóa và cuộc sống thường ngày.

Từng có những đêm lang thang cùng người vô gia cư trên khắp các đường phố Hà Nội và làm thuê cho những cửa hàng ăn quanh khu vực trường học, Hùng cho rằng: bí quyết để sáng tạo nên những bài báo chất lượng chính là sự tò mò, ham đi, ham tìm hiểu về cuộc sống quanh mình.

“Mình cùng ăn, cùng ở, cùng làm và chia sẻ về những câu chuyện của đời mình với nhân vật. Họ nhận ở mình sự chân tình còn mình có lại ở họ sự cởi mở và tin tưởng” – Hùng chia sẻ.

Tìm được đề tài hay đã khó, thực hiện nó như thế nào để thông tin đến được với công chúng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất lại càng khó hơn.

Điều này đòi hỏi ở người viết, đặc biệt là những sinh viên báo chí phải không ngừng trăn trở, tìm cho mình những phương pháp phù hợp để có thể vừa thỏa mãn được nhu cầu thông tin của độc giả, vừa giữ mãi trong mình những đam mê, nhiệt huyết với công việc làm báo mà mình đã chọn.

Ngọc Huyền

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top