Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sân khấu đồng hành chống dịch

04:05 05/09/2021 - Văn hóa xã hội
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dù gặp vô vàn khó khăn trong luyện tập, dàn dựng vở diễn, song các nghệ sĩ sân khấu vẫn không ngừng nỗ lực sáng tạo. Từ hiện thực sinh động của công tác phòng, chống dịch, một số tác phẩm, kịch bản sân khấu mới đã được thai nghén, thành hình, mang đến nhiều góc tiếp cận chân thực, giàu giá trị nhân văn.

Cảnh trong vở Cuộc chiến Covid của sân khấu Lệ Ngọc

Tiêu biểu phải kể đến Người trong mắt bão, vở diễn đầu tiên về đề tài chống dịch được Đoàn Kịch nói Hải Phòng đầu tư dàn dựng dựa trên kịch bản của tác giả Trần Tuấn Tiến. Vở kịch dành những lát cắt sinh động, cảm xúc nhất để phản ánh sự hy sinh thầm lặng, cao đẹp của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đó là một nữ bác sĩ dù mang thai gần đến ngày sinh vẫn miệt mài làm việc ở khu cách ly; một chiến sĩ công an nghe tin cha mất vẫn nén đau thương ở lại đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ; một bác sĩ già đã nghỉ hưu vẫn hết mình cống hiến…

Và đồng thời, người xem cũng thấy bóng dáng của những kẻ lợi dụng dịch bệnh để tung tin giả hay nâng khống giá vật tư y tế hòng trục lợi. Ngay khi ra mắt, vở diễn đã gây tiếng vang với gần 60 buổi diễn miễn phí phục vụ người dân ở khắp các quận, huyện của thành phố hoa phượng đỏ. Góp tiếng nói ở khu vực sân khấu tư nhân, Sân khấu kịch Lệ Ngọc cũng mang đến nhiều bất ngờ khi dàn dựng thành công vở Cuộc chiến Covid dựa trên kịch bản của tác giả Minh Nguyệt. Dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn “lão làng” - NSND Lê Hùng, vở kịch chinh phục người xem bằng nhiều cảnh diễn xúc động lấy chất liệu từ những chi tiết có thực trong cuộc chiến chống đại dịch.

Ở đó, ta thấy cảnh các cụ già nghèo lặn lội từ xa tới khu phong tỏa để quyên góp từng gói mì, cân gạo; cảnh trai gái hẹn hò phải đeo khẩu trang nhìn nhau từ xa; đôi lứa lo lắng vì phải hoãn cưới. Ta cũng có thể bắt gặp nhiệt huyết của một lãnh đạo ngành y quên ăn, quên ngủ để chỉ đạo chống dịch, hay tâm tư của một y sĩ bị mọi người ở xóm trọ kỳ thị vì bước ra từ tâm dịch… Cả niềm vui, nỗi buồn lẫn sự lo lắng, bất an đều được tái hiện nhưng vượt lên tất cả là tình người sáng bừng trong đại dịch, là sự chung sức, đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân để giành chiến thắng trong cuộc đối đầu cam go chống Covid-19…

Cũng khai thác đề tài này, vở diễn Cuộc chiến virus của Nhà hát Tuổi trẻ lại dùng cách biểu đạt bằng ngôn ngữ nhạc kịch với câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những loài vật trong một ngôi làng khi đối diện loài vi-rút ác độc.

Hướng đến đối tượng trẻ nhỏ, vở diễn chuyển tải nhiều bài học mang tính giáo dục về việc thực hiện thông điệp 5K, tầm quan trọng của vắc-xin, sức mạnh của tình đoàn kết, sự quyết tâm nếu muốn chiến thắng dịch bệnh… NSND Lê Hùng chia sẻ: Phản ánh hiện thực chống dịch bằng ngôn ngữ sân khấu là thách thức không đơn giản với những người làm nghề, bởi với đề tài này, chỉ cần thiếu khéo léo một chút cũng dễ thành lên gân, hô khẩu hiệu, tuyên truyền khô cứng… Song thách thức ấy không làm nản lòng những tác giả, nghệ sĩ giàu nhiệt huyết mong muốn nghệ thuật được đồng hành cùng dòng chảy thời sự.

Cùng với sân khấu, thể loại kịch truyền thanh cũng đang chứng tỏ được nhiều lợi thế trong tuyên truyền chống dịch. Gần đây, nhà văn Huệ Ninh - tác giả của nhiều vở diễn như Táo cười đón xuân, Ngược chiều gió đã trình làng kịch bản truyền thanh Khi tiền tuyến gọi với phần diễn bằng lời của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam, ca ngợi sự tích cực dấn thân của các y, bác sĩ - những chiến sĩ áo trắng quả cảm sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc.

Tác giả Khải Hoàn, một cây bút chuyên về kịch ngắn cũng vừa hoàn thành hai kịch bản Lá chắn và Lương y nơi tuyến đầu chống dịch. Các tác phẩm này đã được phát trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định. Nếu Lá chắn chuyển tải nội dung vận động toàn dân thực hiện 5K thì Lương y nơi tuyến đầu chống dịch lại khai thác câu chuyện về một bác sĩ 40 tuổi phải hoãn cưới ba lần vì các đợt dịch diễn ra liên tiếp nhưng vẫn quyết tâm đi vào tâm dịch…

Ở tuổi 75, tác giả Khải Hoàn cho biết, ông đang lên ý tưởng để tiếp tục viết thêm những kịch bản khác về đề tài chống dịch. Theo ông, khi sân khấu chưa thể sáng đèn, điều kiện tập trung nguồn lực để thực hiện những vở diễn lớn chưa cho phép do ảnh hưởng dịch, thì sân khấu vẫn cần nhập cuộc vào hiện thực chống dịch bằng những cách khác nhau: Không trực tiếp được thì chuyển sang trực tuyến, không làm vở dài được thì làm vở ngắn, tiểu phẩm… sao cho kịp thời tuyên truyền, động viên, cổ vũ tinh thần toàn dân cùng quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Vừa qua, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã phát động Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Phòng, chống dịch bệnh Covid-19” dành cho vở diễn, tiểu phẩm, bài hát thuộc các loại hình nghệ thuật: Tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, ca kịch, dân ca, múa rối, xiếc.

Theo nhandan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top