Hệ lụy của trào lưu sống ảo trên mạng xã hội

Giới trẻ hiện nay đang bước vào "vòng xoáy" cuộc sống ảo quá nhiều mà không xác định được đâu là những điều tốt đẹp ở đời thực.

Nữ sinh Khánh Hòa thực hiện lời hứa đốt trường sau khi "câu đủ 1.000 like" trên mạng xã hội

Đó cũng chính là nguyên nhân chính trong vụ nữ sinh "câu 1.000 like" và thực hiện lời hứa đốt trường học ở Khánh Hòa xảy ra trong những ngày vừa qua.

Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền cực nhanh một clip với hình ảnh một cô gái đến trường, tưới nửa lít xăng xung quanh phòng y tế rồi châm lửa đốt trong sự hò reo, cổ vũ của bạn bè phía sau. 

Sự việc xảy ra vào 8h ngày 9/10 tại Trường cấp 2 Phạm Ngũ Lão, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nữ sinh được cho là đã thực hiện lời hứa đốt trường sau khi status trên Facebook cá nhân đạt "1.000 like" là học sinh lớp 8 của trường, hiện đã nghỉ học.

Được biết,  trước đó, nữ sinh này đã đưa lên Facebook rằng "status đạt 1.000 like" sẽ châm lửa đốt trường gần nơi mình sống. Cộng động chia sẻ, khi số like đạt như mong muốn, nữ sinh phải giữ lời.

Thực tế số like nhanh chóng vượt qua con số 1.000 và nữ sinh này đã bị bạn bè dọa đánh nếu như không giữ lời hứa của mình. Với hành động dại dột này đã khiến Hân bị bỏng hai chân và phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Hòa, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Đáng báo động là hành động kiểu như thế này hiện không phải là hiếm trong giới trẻ, nói đúng hơn là nó đang bùng phát với nhiều dạng khác nhau như đủ 10.000 like thì sẽ cởi áo, đủ 5.000 like sẽ “dạy” cho ai đó cùng trường “một bài học”…

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng,  nguyên nhân chính của hành động trên là nữ sinh "sống ảo" trên mạng xã hội quá nhiều mà không coi trọng đời sống thực tiễn. Em ấy đã nhầm lẫn về giá trị sống, không xác định được đâu là điều tốt đẹp. Khi đủ điều kiện cho thách thức 1.000 like, em vì phải giữ thể diện trên Facebook nên có hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

Đồng quan điểm trên, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Đại học Sư phạm Hà Nội), cho rằng những người like và share status của nữ sinh có "tâm địa không ổn". Ai cũng có cái sai nhưng biết người ta sai mà ép họ vào thế chân tường để phải xấu hổ vì điều đã nói là "hành động rất tệ". Nữ tiến sĩ trẻ cũng đưa ra đề xuất các nhà trường hiện nay cần hạn chế học sinh sử dụng Facebook, phạt nặng trường hợp vi phạm và các bậc phụ huynh là những người giám sát để các em thực hiện nghiêm. 

Hiện nay, tình trạng "nghiện" mạng xã hội đã phát triển theo hướng dị dạng trong một bộ phận của giới trẻ là nghiện những câu chuyện khác người, hành động khác người và sẵn sàng bấm nút like cho ai đó đề xướng một hành động kỳ lạ chẳng hạn như cô gái đốt trường, chàng trai tẩm xăng tự đốt mình… Điều này khiến cho người khởi xướng, ban đầu chỉ là đùa cho vui bị thúc đẩy làm những hành động sai trái.

Vấn đề này hiện nay đang trở thành một trào lưu "Việt Nam nói là làm" và có thể bùng phát bất cứ lúc nào, đe dọa sự an toàn của cá nhân và cộng đồng.

Trước mắt cần đề cao việc tăng cường các hoạt động thực tế cho học sinh như: chơi thể thao, khám phá nghệ thuật, làm thiện nguyện, tìm hiểu chính trị... Tham gia tất cả những điều này sẽ khiến trẻ không còn thời gian vào mạng xã hội và thấy cuộc sống thực tế có nhiều màu sắc, ý nghĩa hơn.

Gia đình và nhà trường đồng thời cần giáo dục cho trẻ về các giá trị sống, kỹ năng sống để các em biết tự chủ, tự trọng, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình./.

Trước đó, đêm 20/9, cư dân mạng liên tục chia sẻ clip một nam thanh niên tự tẩm xăng châm lửa đốt và nhảy xuống nước của một nam thanh niên có tên N.T. Sau vài giờ đăng tải, đoạn clip chỉ dài 6 giây đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt xem cùng nhiều bình luận. Lời thách thức được đưa ra trước đó chỉ một ngày, một ngày vượt trên 40.000 like cho một facebooker vô danh. 

Trong đó, anh chàng này đặt yêu cầu nếu bức hình của mình đạt đủ số like cần thiết, anh ta sẽ tẩm xăng và tự thiêu: "Bức hình này đủ 40.000 like tôi đổ xăng từ trên người xuống rồi lấy hột quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem".

Không phải 40.000, mà có tới cả trăm nghìn người like cho thanh niên này. Có thể đa số cư dân mạng đều suy nghĩ rằng anh chàng chỉ muốn câu like để nổi tiếng, không ai nghĩ người này dám châm lửa đốt mình.

Tham gia kế hoạch nguy hiểm này là N.T và hai người bạn thân khác. Cả ba đều hơn 20 tuổi, sống ở quận Tân Phú, TP.HCM. Sau khi để lửa bén vào người, nam thanh niên nhảy ngay xuống sông. Do mặc lớp áo dày và nhảy nhanh xuống nước, người này không bị ảnh hưởng nhiều.

Video Nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa đốt trường vì lời hứa "câu like" sống ảo trên mạng xã hội. Nguồn: Internet

T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top