Quảng Ninh: Khai hội đền Xã Tắc ở vùng biên Móng Cái

01:36 03/03/2022 - Văn hóa xã hội
Ngày 2/3 (tức từ ngày 30/1 năm Nhâm Dần), các hoạt động văn hóa thuộc lễ hội đền Xã Tắc năm 2022 chính thức diễn ra tại đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Khai hội Đền Xã Tắc vùng biên

Chương trình được tổ chức với quy mô cấp thành phố với tinh thần đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả, trên cơ sở phát huy vai trò của nhân dân, đẩy mạnh việc huy động nhân lực, nguồn lực xã hội hóa phục vụ việc tổ chức lễ hội. Việc tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm và tuân thủ tốt chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch COVID-19.

Phần lễ gồm lễ Cấp thủy; lễ Mộc dục; lễ Nghênh Thần (rước Thần du Xuân); lễ tế Xã Tắc; lễ dâng lễ vật của các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố; lễ cúng chúng sinh và lễ Xuất tịch.

Chương trình khai mạc sẽ diễn ra ngày 3/3, với các hoạt động phần hội như các trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, đi cầu kiều, viết thư pháp.

Ngày 4/11/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3238/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đối với Di tích lịch sử đền Xã Tắc. Trước đó năm 2005, đền Xã Tắc đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Lễ hội đền Xã Tắc năm 2022 là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện kích cầu du lịch của thành phố Móng Cái, hưởng ứng chương trình mở cửa, phục hồi hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh, năm du lịch Quốc gia 2022 nhằm thu hút du khách đến với thành phố Móng Cái và giới thiệu quảng bá các giá trị di sản văn hóa của đền Xã Tắc cùng các danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch của Móng Cái. Qua đó, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ, nêu cao trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đền Xã Tắc là di tích văn hóa tiêu biểu và cũng là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay, đền Xã Tắc đã được công nhận là Di tích cấp Quốc gia nơi chốn linh thiêng khẳng định chủ quyền đất nước.

Đền Xã Tắc được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV để thờ thần Xã Tắc Sơn Hà (vị thần đất nước), nằm trên ranh giới phân định đường biên giới với nước bạn Trung Quốc, đây là nơi khẳng định chủ quyền đất nước. Tương truyền, ngôi đền chỉ là một am cỏ nhỏ ở sát mép Thác Mang, trên dòng sông Ka Long. Vào khoảng đầu thế kỷ XX, trong một trận bão lớn, ngôi đền bị sạt lở, bát nhang, ban thờ trôi dạt vào một gò đất cao, người địa phương gọi khu vực ấy là Xoáy Nguồn. Tại vị trí này, người dân đã xây dựng lại ngôi đền bằng gạch đất nung, mái lợp ngói âm dương.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top