Quảng Bình: Thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh lao

Bệnh lao thường diễn tiến âm thầm, phát hiện muộn gây khó cho quá trình điều trị. Việc phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người mắc bệnh lao mà còn giảm nhanh nguồn lây lan trong cộng đồng.

BS Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Một bệnh nhân từ khi phát bệnh đến khi tử vong có thể lây cho rất nhiều người. Vì vậy, việc phát hiện sớm, chủ động truy vết không những góp phần chữa trị tốt cho người mắc bệnh lao mà còn giảm nhanh nguồn lây lan trong cộng đồng. Nhờ đó giảm gánh nặng, tác hại của bệnh lao gây ra cho gia đình và xã hội.

Bệnh lao diễn tiến âm thầm, phát hiện muộn. Tình hình mắc lao ở người trẻ tuổi có chiều hướng gia tăng_ Ảnh: PV

Việt Nam hiện là nước đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có bệnh lao, lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao (trong đó 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động).

Tại Quảng Bình, sau khám phát hiện chủ động, hằng năm địa phương này ghi nhận trung bình 700 trường hợp mới. Trong giai đoạn từ năm 2016-2022, tỷ lệ bệnh nhân lao tại Quảng Bình được điều trị thành công đạt hơn 95%.

Thực tế, dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng ở Quảng Bình vẫn còn cao, tình hình mắc lao ở người trẻ tuổi có chiều hướng gia tăng. Vấn đề về lao/HIV, lao/đái tháo đường và lao kháng thuốc thực sự đáng lo ngại trong công tác phòng chống và đẩy lùi bệnh lao.

CDC Quảng Bình sử dụng hệ thống xe X - Quang kỹ thuật số di động tiến hành khám sàng lọc bệnh lao cho phạm nhân_ Ảnh:PV

BS Đỗ Quốc Tiệp, cho biết thêm, năm 2023, để công tác chống lao của tỉnh Quảng Bình đạt được hiệu quả cao nhất, rất cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể và của cả cộng đồng.

CDC Quảng Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh công tác khám phát hiện chủ động tại cơ sở y tế và tại cộng đồng theo sự chỉ đạo của Chương trình chống lao quốc gia.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục giảm kỳ thị, mặc cảm về bệnh lao và có chính sách hỗ trợ cho người dân mắc bệnh lao. Để bệnh nhân lao không còn rào cản khiến họ phải giấu bệnh hoặc bỏ điều trị.

CDC Quảng Bình đã đầu tư về mặt nhân lực cũng như trang thiết bị vật tư cho các hoạt động khám phát hiện, xét nghiệm và truyền thông về bệnh lao_ Ảnh: PV

Để tăng cường các hoạt động này, CDC Quảng Bình đã đầu tư về mặt nhân lực, kinh phí cũng như trang thiết bị vật tư cho các hoạt động khám phát hiện, xét nghiệm và truyền thông về bệnh lao. Đảm bảo thực hiện đồng bộ công tác, đáp ứng nhu cầu về y tế một cách toàn diện và chuyên sâu, hỗ trợ các bệnh nhân cũng như góp phần đẩy lùi bệnh tật, nâng cao ý thức của người dân về căn bệnh này. 

An Đồng

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top