Ứng viên tổng thống Mỹ được tiếp cận thông tin tình báo mật thế nào

Ngay từ khi chưa đắc cử, các ứng viên tổng thống Mỹ đã được cơ quan tình báo cung cấp báo cáo tổng quan để có cái nhìn toàn diện về hoạt động tình báo.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nghe báo cáo tình báo hàng ngày. Ảnh: White House

Sau khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ tổ chức đại hội và lựa chọn ứng viên đại diện trong cuộc đua vào Nhà Trắng, các báo cáo viên từ cơ quan tình báo Mỹ sẽ cung cấp cho bà Hillary Clinton và ông Donald Trump những thông tin cơ bản về các hoạt động tình báo bí mật của nước này.

The We Are The Mighty, các quan chức tình báo sẽ thực hiện một loạt buổi báo cáo tóm tắt tình hình cho các ứng viên. Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NSA) Michael Hayden cho biết những buổi báo cáo này chủ yếu mang tính khái quát chứ không đi sâu vào chi tiết.

Nếu có thể, các buổi báo cáo tình báo sẽ diễn ra tại các khu vực an toàn. Nhưng thông thường, báo cáo viên sẽ được cử tới gặp các ứng viên tổng thống hay tổng thống đắc cử khi họ có thời gian.

Năm 1992, phó giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bay tới thành phố Little Rock, bang Arkansas và thuê một căn nhà nghỉ rẻ tiền chỉ để kín đáo báo cáo tóm tắt thông tin tình báo cho ông Bill Clinton, tổng thống đắc cử ở thời điểm đó.

"Khi các ứng viên đang trên hành trình vận động tranh cử, các báo cáo viên sẽ chọn những địa điểm có thể thiết lập một khu vực an ninh tạm thời tại các chặng dừng chân để cập nhật thông tin cho ứng viên.

Những buổi báo cáo ban đầu dành cho ứng viên sẽ không chi tiết như báo cáo hàng ngày dành cho tổng thống Mỹ, bởi mục đích không phải là cung cấp cho ứng viên thông tin cụ thể về từng chiến dịch tình báo và cách thức chúng diễn ra, mà chỉ để giúp họ có nhận thức chung về những việc Mỹ đang thực hiện khắp thế giới và lý do vì sao.

Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper từng khẳng định các ứng viên nhận được thông tin hoàn toàn giống nhau. Dù vậy, điều này không phải luôn đúng.

Trong cuộc bầu cử năm 1952, các báo cáo tình báo được cung cấp cho hai ứng viên khi đó là Dwight Eisenhower và Adlai Stevenson. Trong đêm trước ngày bầu cử, ông Eisenhower đã nhận được những thông tin nhạy cảm hơn đối thủ Stevenson. Điều này là do ông Eisenhower có rất nhiều kinh nghiệm về tình báo sau thời gian làm chỉ huy quân sự trong Thế chiến II, còn ông Stevenson thì không.

Khi ứng viên đắc cử, các báo cáo sẽ trở nên chi tiết hơn, và một số còn mang tính chất quyết định. Mặc dù tổng thống mới đắc cử vẫn chưa thực sự nắm quyền, các cơ quan tình báo phải chuẩn bị để ngay lập tức thực thi các chỉ thị từ người này vào ngày nhậm chức.

Tổng thống đắc cử được nhận thông tin gần đầy đủ như bản báo cáo hàng ngày của tổng thống, đôi khi có thể được thực hiện ngay trong buổi tối ngày bầu cử. Thứ duy nhất bị loại ra là những thông tin mang tính chiến thuật, vốn không hữu ích cho ứng viên đắc cử.

Với các ứng viên tổng thống chưa từng có kinh nghiệm về tình báo, ví dụ như cựu tổng thống Mỹ John Kennedy, sẽ có một loạt buổi báo cáo tóm tắt tổng quan, để giúp cung cấp kiến thức nền và nhận thức về tình hình tình báo.

Còn với những ai đã có kinh nghiệm sâu rộng trong ngành tình báo, ví dụ như phó tổng thống kiêm giám đốc cục tình báo trung ương George H.W. Bush năm 1989, các buổi báo cáo tổng quan sẽ được bỏ qua.

Sau khi tổng thống đắc cử đã nắm được tình hình cơ bản, các quan chức tình báo cấp cao sẽ tới gặp người này để nhận lệnh. Nếu tổng thống đắc cử muốn hủy một chiến dịch bí mật nào đó, hoặc thay đổi nó, quyết định sẽ phải được đưa ra từ trước để cơ quan tình báo có thời gian chuẩn bị.

Năm 2008, tổng thống đắc cử khi đó là ông Obama đã tuyên bố rõ ràng rằng chương trình bắt giữ và thẩm vấn do CIA thực hiện tại các nhà tù bí mật trên thế giới sẽ bị đình chỉ ngay khi ông lên nhậm chức. Việc này đã giúp ông Hayden có thời gian chuẩn bị sẵn sàng để đình chỉ chương trình, trong khi duy trì các chiến dịch bí mật khác như bình thường.

Xem thêm: Người kế nhiệm Tổng thống Obama được chọn như thế nào

Nguồn: VnExpress

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top