Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

538 đại cử tri Mỹ sẽ trực tiếp bầu chọn tổng thống Mỹ

Đại cử tri - những người nắm vai trò quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, được chọn theo quyết định của đảng và cử tri phổ thông ở mỗi bang.

Đại cử tri bỏ phiếu ở New York năm 2012. Ảnh: AP

Người dân Mỹ không trực tiếp bầu chọn tổng thống, thay vào đó là một Cử tri đoàn gồm các đại cử tri bỏ phiếu. Ứng viên muốn giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng phải nhận được quá bán số phiếu ủng hộ từ Cử tri Đoàn.

Hiến pháp Mỹ có rất ít điều khoản quy định các tiêu chuẩn cụ thể để trở thành đại cử tri, chỉ nêu rằng nghị sĩ hoặc một quan chức chính phủ liên bang không thể được chỉ định làm đại cử tri, theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ.

Xuất phát từ yếu tố lịch sử, Tu chính án hiến pháp Mỹ số 14 quy định các viên chức nhà nước tham gia nổi dậy hoặc bạo loạn chống chính phủ Mỹ, hoặc hỗ trợ, giúp sức cho kẻ thù, không được phép trở thành đại cử tri. 

Mỗi bang có số lượng đại cử tri (elector) nhất định hợp thành Cử tri đoàn (Electoral College) dựa trên quy mô dân số của bang đó. Mỹ có tổng cộng 538 đại cử tri, bằng số ghế trong quốc hội Mỹ.

Cách chọn lựa

Quy trình chọn đại cử tri gồm hai vòng. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống.

Ở giai đoạn đầu, các đảng chính trị ở mỗi bang sẽ kiểm soát quá trình lựa chọn và mỗi bang có một quy định khác nhau. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng.

Quá trình này diễn ra ở từng bang và tuân theo quy định của bang đó, nhưng cũng có thể theo quy định chung cho toàn quốc của đảng đó. Kết quả cuối cùng là mỗi ứng viên tổng thống sẽ có một danh sách các đại cử tri tiềm năng ủng hộ mình.

Các đảng chính trị thường chọn những người cống hiến tận tụy cho đảng để làm đại cử tri. Đó có thể là các quan chức dân cử của bang, lãnh đạo đảng tại bang đó, hoặc người có mối quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.

Giai đoạn thứ hai của quá trình bầu đại cử tri diễn ra trong ngày bầu cử. Khi mỗi cử tri ở từng bang đi bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống họ ủng hộ, họ đồng thời cũng chọn ra các đại cử tri cho bang mình. Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang.

Tất cả đại cử tri tiềm năng của ứng viên tổng thống thắng cuộc sẽ trở thành đại cử tri ở bang mình, ngoại trừ hai bang Nebraska và Maine. Hai bang này phân bổ đại cử tri theo tỷ lệ, ứng viên chiến thắng toàn bang nhận được hai đại cử tri trong khi người chiến thắng tại từng hạt bầu cử (có thể là người chiến thắng toàn bang, cũng có thể là ứng viên khác) sẽ nhận được một đại cử tri. Hệ thống này cho phép các đại cử tri tại Maine và Nebraska có thể được phân bổ cho nhiều hơn một ứng viên tổng thống.

Lá phiếu

Không có quy định nào trong hiến pháp hay luật liên bang Mỹ bắt buộc các đại cử tri phải bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông của bang mình đại diện. Dù vậy, một số bang vẫn yêu cầu việc này. Những cam kết như vậy có thể chia thành hai nhóm: đại cử tri bị ràng buộc bởi luật của bang và đại cử tri bị ràng buộc bởi cam kết với đảng của mình.

Tòa án Tối cao Mỹ khẳng định hiến pháp không yêu cầu phải cho các đại cử tri được toàn quyền quyết định bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống nào, nên một số đảng có thể buộc họ cam kết bỏ phiếu cho ứng viên do đảng mình đề cử. Một số bang thì quy định các "đại cử tri không trung thành" có thể bị phạt hoặc tước quyền bầu cử nếu bỏ phiếu không hợp lệ và sẽ bị thay thế bởi một đại cử tri "dự bị". Dù vậy, chưa từng có đại cử tri nào bị khởi tố vì không bỏ phiếu như cam kết.

Ngày nay, hiếm có đại cử tri nào đi ngược lại kết quả bỏ phiếu phổ thông. Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ, trong lịch sử nước Mỹ, hơn 99% đại cử tri bỏ phiếu đúng như những gì họ cam kết.

Tại sao hệ thống đại cử tri được sử dụng?

Khi nước Mỹ ra đời, chiến dịch vận động và bỏ phiếu đồng loạt ở tầm quốc gia gần như là điều không thể do khả năng truyền đạt thông tin thời đó thô sơ, các bang ngờ vực về quyền lợi của họ, sự nghi ngờ từ các đảng phái chính trị và cả do mối lo ngại về phổ thông đầu phiếu.

Những người soạn ra bản Hiến pháp năm 1787 của nước Mỹ bác bỏ cả hai cách thức bầu tổng thống là thông qua Quốc hội, do chia rẽ quyền lực, lẫn qua cách bầu trực tiếp của cử tri, vì lo ngại người dân sẽ chỉ bầu cho ứng viên người địa phương và các bang lớn sẽ nắm vai trò thống trị.

Một yếu tố khác là các bang miền nam Mỹ rất ủng hộ hệ thống bầu tổng thống qua đại cử tri. Những nô lệ tại khu vực này không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường khi thống kê quy mô dân số của mỗi bang. Ý tưởng ban đầu là chỉ có những người có vai trò ở mỗi bang mới hợp thành những đại cử tri trong Cử tri đoàn bang đó. Qua thời gian, Cử tri đoàn thay đổi và ngày càng phản ánh tốt hơn nguyện vọng của người dân.

Hệ thống bầu cử tổng thống theo đại cử tri tại Mỹ được tôn trọng và duy trì do nguồn gốc lịch sử của nó, đồng thời nó thường phản ánh chính xác lá phiếu của cử tri phổ thông. Hệ thống này cũng tạo cho các bang nhỏ có sức nặng hơn trong việc bầu chọn nhà lãnh đạo mới.


Từ Hải (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top