Truyền thông thế giới nói gì về cuộc tranh luận Trump - Clinton?

Bà Hillary Clinton được cho đã áp đảo ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của họ, nhưng báo chí quốc tế nhìn nhận thế nào về điều này?

Với việc “gây chiến” khá nhiều với truyền thông trong nước, ông Donald Trumpkhông khó hiểu khi bị đánh giá thấp sau màn chạm trán trực tiếp đầu tiên với bà Hillary Clinton đêm 26.9 (giờ Mỹ).

Tạp chí Newsweek (Mỹ) ngày 27.9 điểm báo về phản ứng của báo chí nước ngoài về cuộc tranh luận này, trong đó đặc biệt nhắm tới báo chí Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu.

Tại Trung Quốc, Tân Hoa xã không nhận xét về việc ai là người “chiến thắng” sau cuộc tranh luận trên, nói rằng hai ứng viên đã “đối đầu trực diện lần đầu tiên trong cuộc bầu cử hỗn loạn năm 2016”. Hãng thông tấn nhà nước này tập trung vào cáo buộc của ông Trump cho rằng bà Clinton là “chính trị gia kiểu truyền thống”. Trong khi đó, lời phản ứng của bà Clinton trước cáo buộc này, nói rằng bà đã chuẩn bị cho cuộc tranh luận và đã chuẩn bị để làm tổng thống, lại không được đính vào bản tin.

Đối với báo chí Nga, Newsweek dẫn các thông tin từ báo Moskovsky Komsomolets, đài NTV và báo Komsomolskaya Pravda, tựu trung đưa các ví dụ cho thấy báo chí Nga không đề cập ai là người “thắng” sau cuộc tranh luận này, nhưng có vẻ... ủng hộ ông Trump.

Ngược lại, báo chí châu Âu có vẻ ủng hộ bà Clinton và nhấn vào một “chiến thắng” cho ứng viên đảng Dân chủ này.

Ở Pháp, tờ Le Figaro nhận xét bà Clinton đã thống trị cuộc tranh luận, và tạo được “những điểm nhấn đáng kể”, trong khi ông Trump “không thể làm bật được những tiêu chuẩn” từ phong cách “điên cuồng” ông đã thể hiện ở các lần phát biểu trước đây. Tương tự, tờ Liberation cũng cho rằng bà Clinton trội hơn, và nhận định phong cách của ông Trump đã bị nhấn chìm, đặt vào thế phòng thủ và không thể triển khai những chiến lược phát ngôn như trước.

Bà Hillary Clinton vui mừng sau buổi tranh luận đầu tiên được cho là áp đảo trước ứng viên Donald Trump

Tờ The Guardian (Anh) giật tít: Hillary Clinton điềm tĩnh trong khi Trump mất phong thái trong cuộc tranh luận đầu tiên. Báo này mô tả ông Trump như bị “đứng hình” trước các vấn đề về thuế, đối xử phân biệt. Trong khi đó, báo Daily Telegraph cũng  cho rằng bà Clinton đã “thắng”, đồng thời xoáy vào cách cư xử của ông Trump.

Báo chí nước Đức, một đồng minh thân cận của Mỹ, cũng đa phần nói bà Clinton đã giành lợi thế nhưng không quá thiên về một chiến thắng cho bên nào. Tờ Bild ngày 27.9 khẳng định đó là “một chiến thắng cho Clinton, nhưng không hẳn là đòn knock-out cho Trump”.

Báo chí Tây Ban Nha như El Mundo, El Pais và La Vanguardia đều ca ngợi bà Clinton như người thắng cuộc và nhấn vào cách hành xử chừng mực của ứng viên này.

Với Mexico, vốn đã có “thâm thù” với ông Trump từ lâu nay, không ngạc nhiên khi báo chí nước này nghiêng hẳn về bà Clinton. Hãng tin Notimex lấy kết quả thăm dò của CNN, và khẳng định luôn “Clinton đã hất Trump sang một bên”.

 

 

Nguồn: TNO

 

 
 
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top