Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nếu đắc cử tổng thống "đế chế Trump" ra sao?

14:50 19/09/2016 - Bình luận
Nếu thắng cử, Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ có nguy cơ xung đột lợi ích nhiều nhất lịch sử hiện đại, vì đế chế kinh doanh ông đã tạo dựng nhiều thập niên qua.

Ứng viên Donald Trump

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa hiện đang nắm quyền kiểm soát hơn 500 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phe Cộng hòa Mỹ tuyên bố, nếu Donald Trump được bầu vào vị trí cao nhất nước Mỹ, ông sẽ phải giao quyền kiềm soát các hãng của mình cho các con và không "bàn bạc về nó với họ".

Và sau một bài viết của tờ Newsweek nêu câu hỏi về khả năng xung đột lợi ích với các hợp đồng quốc tế, Trump tuyên bố ông sẽ "thoát ra hoàn toàn ở một hình thức nào đó", nếu có cấm vận đối với một số nước mà Tổ chức Trump hoạt động.

Chiến dịch của Hillary Clinton kêu gọi Trump hành động nhiều hơn nữa và từ bỏ Tổ chức Trump nếu ông trở thành Tổng tư lệnh nước Mỹ.

Mitt Romney từng cam kết sẽ đặt khối tài sản to lớn của ông vào một quỹ tín thác bí mật nếu thắng cử. Nhưng với Trump lại khác – không có gì "bí mật" với ông về đế chế kinh doanh khổng lồ mà ông đã tạo dựng. Tỷ phú này nắm chúng trong lòng bàn tay.

Vì vậy, theo NBC News, câu hỏi nhiều người quan tâm là làm cách nào Trump có thể xử lý được các tài sản của mình, nếu ông trở thành Tổng thống Mỹ?

Liệu Tổng thống có nghĩa vụ pháp lý phải bán hoặc từ bỏ các lợi ích kinh doanh của mình? Câu trả lời là "Không".

Ari Melber thuộc MSNBC trích dẫn Nguyên tắc Đạo đức trong Đạo luật Chính phủ 1978: "Có nhiều luật yêu cầu công bố tài sản cá nhân, nhưng không có luật nào yêu cầu Tổng thống phải bán hoặc tránh tác động tới các lợi ích kinh doanh của họ khi đương nhiệm".

Theo Melber, Tổng thống chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu về công khai và tránh lạm dụng quyền hạn để hưởng lợi cá nhân.

Tại sao Tổng thống được miễn trừ? "Lý do là nếu có một quan chức được bầu ở một vị trí cao như vậy thì mọi thứ đều có thể bị xem như một xung đột lợi ích" - NBC News dẫn lời Kenneth Gross, thuộc Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom, người từng tư vấn cho một số ứng viên tổng thống giàu có về các quy tắc đạo đức.

Không giống các thành viên Quốc hội, "Tổng thống được xem là không phải lo về những xung đột đó...". Bởi vì những mắc míu của Trump với các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước Mỹ quá phức tạp, nên những quy định đó có thể thay đổi nếu Trump trở thành Tổng thống.

Có vấn đề gì không nếu ông trao quyền kiểm soát các doanh nghiệp cho các con? Không hợp pháp. Nhưng nó có thể xuất hiện một cách mờ ám trong tâm trí người Mỹ, theo Gary Hufbauer, một quan chức cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

"Rất khó thấy rõ bạn giữ được bức tường này thế nào giữa bạn và các con mình. Rất khó để tưởng tượng Trump sẽ không hay biết điều gì đang diễn ra với các tài sản đó, với cách thức chúng đang vận hành, liệu tiền có chảy vào hay không, và các quy định về mua các tài sản mới".

Có các vấn đề về pháp lý và đạo đức nào khác không? Tuy Trump không có nghĩa vụ pháp lý phải bán hoặc từ bỏ các lợi ích kinh doanh, ông vẫn có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý theo điều khoản Thù lao trong Hiến pháp, có từ năm 1787.

Điều khoản này được Bộ Tư pháp diễn giải là cấm các quan chức chính phủ nhận bất kỳ loại quà tặng nào từ một thực thể nước ngoài.

Thực sự có hai nghĩa vụ pháp lý then chốt tác động đến lợi ích kinh doanh của một thống thống, theo Melber.

Một luật liên bang bắt buộc Tổng thống phải báo cáo các tài sản và hoạt động kinh doanh trong năm trước đó, và một bộ luật liên bang cấm các quan chức chính phủ lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng, hoặc sử dụng các nguồn lực chính phủ để đút lót hoặc moi tiền.

Đế chế kinh doanh của Trump chưa từng có tiền lệ? Melber cho hay, về số lượng tài sản, một số cựu Tổng thống, trong đó có George W. Bush, Bill Clinton, George H.W. Bush, và Ronald Reagan tự nguyện sử dụng các quỹ tín thác bí mật.

Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama không dùng quỹ tín thác kiểu này với lập luận tài sản của ông rất hạn chế nên không cần thiết.

Tuy nhiên, trường hợp của Trump khá đặc biệt.

"Nhiều người có thể không đồng thuận về mức độ khác biệt của Trump - cả về quy mô chính xác lẫn bản chất riêng doanh nghiệp của ông, và cho rằng đó là một tình huống chưa từng có tiền lệ và gai góc đối với một tổng thống./.

Nguồn: Vietnamnet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top