Hướng đến một tầm nhìn chung

20:42 05/08/2016 - Bình luận
Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mỹ. Trong khuôn khổ chuyến thăm, quốc yến mà Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma tổ chức tại Nhà trắng để chiêu đãi Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long là một cử chỉ ngoại giao đặc biệt.

Dù đã từng đến thăm Mỹ, nhưng đây là lần đầu tiên Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức cấp Nhà nước tới Mỹ. Trong ảnh: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) tại Phòng Bầu dục năm 2013. (Nguồn: StraitTimes)

Điều này cho thấy, Oa-sinh-tơn tiếp tục coi trọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với “quốc đảo Sư tử” nói riêng, cũng như khẳng định đẩy mạnh chính sách tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Thủ tướng Xin-ga-po là nhà lãnh đạo thứ năm ở khu vực châu Á được ông chủ Nhà trắng mở quốc yến thết đãi trọng thị trong hai nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Giám đốc điều hành Hội đồng Thương mại Mỹ tại Xin-ga-po G.Phơ-gin nói, việc nhà lãnh đạo Mỹ mời Thủ tướng Xin-ga-po dự quốc yến thể hiện sự đánh giá rất cao của Chính quyền Oa-sinh-tơn đối với vai trò trụ cột của Xin-ga-po trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á nhiều năm qua.

Trải qua 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Xin-ga-po và Mỹ do Thủ tướng đầu tiên của Xin-ga-po Lý Quang Diệu, cha đẻ của Thủ tướng Lý Hiển Long, đặt nền móng, đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng về ngoại giao, kinh tế và quân sự. Bên cạnh mối quan hệ quân sự tin cậy, lĩnh vực kinh tế thương mại đã trở thành một trụ cột quan trọng của quan hệ Mỹ - Xin-ga-po.

Hiện có khoảng 3.600 công ty Mỹ hoạt động ở Xin-ga-po, chủ yếu trong các lĩnh vực văn phòng, tài sản trí tuệ, nghiên cứu và phát triển, phát minh công nghệ cao. Mỹ là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất ở Xin-ga-po, trong khi Xin-ga-po là nhà đầu tư châu Á lớn thứ ba vào Mỹ.

Việc hai nước ký Thỏa thuận tự do thương mại song phương (USSFTA) đầu những năm 2000 đã giúp thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế Xin-ga-po, góp phần vào sự phát triển nhanh và mạnh của "quốc đảo Sư tử", từ một đất nước nhỏ bé thuộc "thế giới thứ ba” trở thành một đất nước phát triển ngày nay. USSFTA cũng đặt nền móng cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một cơ chế giữ vai trò trụ cột trong chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Trên lĩnh vực ngoại giao, hai nước tích cực phối hợp và hợp tác, ngày càng chia sẻ nhiều điểm chung chiến lược.

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long và Tổng thống nước chủ nhà B.Ô-ba-ma đã thảo luận các biện pháp định hướng và tăng cường quan hệ song phương, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và các vấn đề chung trong khu vực. Tổng thống Ô-ba-ma nêu rõ, nước Mỹ đang tái cân bằng chính sách ngoại giao tại châu Á - Thái Bình Dương và Xin-ga-po là đối tác vững chắc của Mỹ tại khu vực này, giữ vai trò như một điểm tựa cho sự hiện diện của Mỹ tại châu Á. Mỹ coi Xin-ga-po là đối tác chiến lược thân cận và là người bạn tin cậy ở Đông - Nam Á.

Tổng thống Mỹ nêu rõ, tình thân hữu và những lợi ích chung đã đưa hai nước xích lại gần nhau trong việc hướng đến một tầm nhìn chung, đó là một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và một thế giới an toàn hơn. Hai nước sẽ sát cánh vì một trật tự trong khu vực, nơi mà mọi quốc gia lớn, nhỏ đều hoạt động theo quy tắc và luật pháp.

Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định, quan hệ giữa Mỹ và Xin-ga-po được thử thách qua thời gian, phát triển tốt đẹp qua chín đời tổng thống Mỹ và ba đời Thủ tướng Xin-ga-po; nhấn mạnh vai trò “không thể thiếu” của Mỹ ở châu Á, đồng thời khẳng định tầm nhìn chung của hai nước về một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.

Thủ tướng Xin-ga-po nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP mà cả hai nước đều tham gia ký kết; cho rằng hiệp định sẽ giúp chính sách tái cân bằng tại châu Á của Mỹ được triển khai vững chắc hơn, đồng thời hối thúc Quốc hội Mỹ sớm phê chuẩn văn kiện này. Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, dù đảng nào tại Mỹ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới, thì hai nước vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ song phương tốt đẹp hiện nay.

Tổng thống Ô-ba-ma tin tưởng, chính sách tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp của Mỹ do chính sách này thuộc về lợi ích quốc gia của Mỹ và sự tiếp cận của Oa-sinh-tơn đối với khu vực nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, vững chắc của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long tới Mỹ diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương, thể hiện hai bên coi trọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược. Trong bối cảnh quốc tế mới, hai bên khẳng định định hướng quan hệ tương lai, đó là hướng đến một tầm nhìn chung, vì một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng./.

Nguồn: NDĐT

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top