Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Độc đáo lễ hội “Lung ta” chiều 30 Tết của người Thái trắng

14:39 10/02/2024 - Văn hóa xã hội
Lễ hội gội đầu của người Thái trắng ở Quỳnh Nhai (Sơn La) thường diễn ra vào chiều 30 Tết, đây là một phong tục gắn với truyền thuyết về Nàng Han có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Thái với mong ước được nàng Han che chở, ban phát cho sức khỏe, tình yêu, hạnh phúc, bản mường yên vui, mùa màng bội thu.

Lễ hội gội đầu còn gọi là “Lung ta” của người Thái trắng ở Quỳnh Nhai thường diễn ra vào ngày 30 Tết, được duy trì từ nhiều đời nay, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, mang đặc trưng riêng của vùng sông nước Quỳnh Nhai.

Lễ hội "Lung ta" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội "Lung ta" được bắt nguồn từ sự tích về Nàng Han, một nữ tướng dân tộc Thái giả trai để cầm quân đánh giặc, đuổi kẻ thù xâm lăng, giữ yên bờ cõi, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân bản. Lễ hội độc đáo này được đồng bào Thái ở Quỳnh Nhai gìn giữ, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống dịp cuối năm mà bất cứ ai, hễ là người Quỳnh Nhai đều nhớ đến, trở về để cùng tham dự. 

Năm 2020, với những giá trị tốt đẹp về văn hóa truyền thống, lễ hội "Lung ta" của dân tộc Thái trắng Quỳnh Nhai đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các cô gái xoã tóc gội đầu với mong muốn rũ bỏ mọi phiền muộn năm cũ, chào đón năm mới bình an.

Theo truyền thống hằng năm, lễ hội “Lung ta” được tổ chức tại bến nước thuộc bản Pom Sinh, xã Chiềng Bằng, thu hút đông đảo du khách và người dân trên địa bàn huyện tham gia.

Người Thái trắng ở Quỳnh Nhai, dù có đi đâu về đâu, cứ 30 Tết lại tề tựu bên bến sông. Cùng với tiếng đàn Then và câu hát “Lung ta”, già trẻ, gái trai các bản lại cùng ngưỡng vọng về Vị nữ tướng Nàng Han, cùng bước xuống dòng nước xanh thẳm, xoã tóc gội đầu với mong muốn rũ bỏ mọi phiền muộn năm cũ, chào đón năm mới bình an, may mắn cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Lễ hội được bắt đầu bằng lễ dâng hương tại Đền Linh Sơn - Thủy Từ được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức để cúng thần sông, thần núi. Phần lễ chính được thực hiện với các phần dâng lễ, dâng hương tại đền Nàng Han nhằm thỉnh cầu tướng Nàng Han về dự hội. Bài khấn mang nội dung chính để thông báo rằng năm đã hết, xuân đã đến, nhân ngày 30 tháng Chạp, thỉnh mời tướng Nàng Han về nhận lễ vật, chứng kiến bà con thực hiện nghi lễ “Lung ta” truyền thống, phù hộ cho bà con dân bản năm mới sức khỏe, bình an, vạn điều may mắn, mùa màng thuận lợi. Khi kết thúc bài khấn, đội nghi lễ tiến hành múc nước tại giếng Nàng Hang mang xuống bến gội đầu.

Mọi người cùng nhau nắm tay nối vòng Xoè đoàn kết đón chào năm mới.

Bến gội đầu được chia thành 2 bến dành cho nam giới và  phụ nữ bắt đầu thực hành nghi lễ gội đầu truyền thống. Mọi người với lòng thành kính, tịnh tâm rũ bỏ mọi ưu phiền, buồn vui của năm cũ, nhẹ bước chân xuống dòng nước xanh trong mát lành, cảm nhận như đang hoà cùng với sự vô tận của thiên nhiên với một niềm tin và ước vọng về cuộc sống an yên, thái bình được giữ mãi. Các bà, các chị, các thiếu nữ Thái nền nã trong bộ váy áo cóm thướt tha xoã tóc, nghiêng mình bên bến nước gội đầu, những nụ cười tươi xinh như làm sáng cả một khúc sông. Kết thúc, mọi người lại cùng tập trung ngay trên bến sông, cùng nhau nắm tay nối vòng Xoè đoàn kết và tham gia các trò chơi dân gian.

Lễ hội “Lung ta” không chỉ là phong tục truyền thống được duy trì, gìn giữ trong đồng bào Thái, mà còn là sự kiện văn hoá được UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc Thái trắng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch, con người Quỳnh Nhai nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung.

Theo baovanhoa.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top