Thái Nguyên - Trăm năm đệ nhất danh trà

11:29 20/05/2025 - Văn hóa
Đây là chủ đề của diễn đàn vừa diễn ra tại không gian văn hóa trà, Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, cùng Hội Chè Thái Nguyên, phối hợp với Hợp tác xãChè Hảo Đạt tổ chức.

Sự kiện quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo, nghệ nhân và cộng đồng cùng thảo luận các giải pháp bảo tồn di sản, nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên, và phát triển du lịch văn hóa trà. 

Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm đệ nhất danh Trà” nằm trong khuôn khổ Hành trình “Trà Việt - Văn hóa và di sản” thuộc dự án tôi yêu văn hóa du lịch Việt Nam, nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) nhằm tôn vinh di sản chè Thái Nguyên, thúc đẩy du lịch văn hóa và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam.

Chè Thái Nguyên, với danh hiệu “đệ nhất danh trà”, không chỉ là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng văn hóa, kinh tế và tinh thần của vùng đất Thái Nguyên. Từ thời nhà Nguyễn, sách "Đại Nam nhất thống chí" (1848-1883) đã ghi nhận chè Nam ở huyện Phú Lương có “vị ngon hơn chè các nơi khác”. Đến đầu thế kỷ 20, chè Tân Cương được người Pháp đưa vào trồng quy mô lớn, tiêu chuẩn hóa và xuất khẩu, khẳng định vị thế với hương thơm cốm, vị chát dịu và hậu ngọt sâu lắng.

Trình diễn nghi thức pha và mời trà.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TSĐỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội khẳng định: “Diễn đàn kỷ niệm 100 năm hành trình tự hào, từ những đồi chè xanh mướt đến thương hiệu chè Thái Nguyên vang danh quốc tế, là dịp để nhìn lại giá trị lịch sử, văn hóa và định hướng tương lai”.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý, nghệ nhân và cộng đồng yêu trà đã cùng nhau trao đổi, thảo luận và trải nghiệm về văn hóa trà trong đời sống người Việt; đưa ra định hướng phát triển du lịch và định vị thương hiệu chè; giải pháp bảo tồn di sản chè, xây dựng thương hiệu và phát triển ngành chè bền vững…

Diễn đàn là bước khởi đầu cho chiến lược dài hạn nhằm nâng tầm chè Thái Nguyên trên thị trường trong nước và quốc tế với những cam kết mà Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Hội Chè tỉnh Thái Nguyên và đại diện chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra gồm: Hỗ trợ bảo vệ giống chè bản địa, gìn giữ nghệ thuật chế biến truyền thống và bảo vệ môi trường canh tác; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè sạch, khuyến khích hợp tác xã và doanh nghiệp đổi mới sản phẩm như trà xanh, trà ô long; xây dựng các tour trải nghiệm vùng chè Tân Cương, kết hợp với di sản văn hóa Thái Nguyên để thu hút du khách; phối hợp với các cơ quan truyền thông và đối tác quốc tế để đưa thương hiệu chè Thái Nguyên đến với thị trường lớn như châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Diễn đàn là cơ hội quảng bá hình ảnh Thái Nguyên như trung tâm văn hóa trà của Việt Nam.

Là người dành rất nhiều tâm huyết cho trà Việt, bà Trần Thị Thùy Dương, Phó trưởng phòng Quản lý Văn hóa của Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, tác giả hành trình "Trà Việt - Văn hóa và di sản" chia sẻ thêm, diễn đàn được thiết kế với chuỗi hoạt động phong phú, kết hợp giữa thảo luận chuyên sâu, trải nghiệm văn hóa và giao lưu cộng đồng không chỉ là cầu nối giữa nghiên cứu học thuật và thực tiễn mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh Thái Nguyên như trung tâm văn hóa trà của Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu của dự án "Tôi yêu Văn hóa Du lịch Việt Nam" trong việc lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy du lịch bền vững.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top