Cần công cụ hữu hiệu quản lý “xã hội ảo” (Kỳ 3)

“Không gian ảo” đã trở thành một “xã hội ảo” và thực tế đã chứng minh không còn ảo nữa, việc ra đời những quy định nhằm quản lý các hành vi, ứng xử trên "môi trường không gian ảo" là một nhu cầu tất yếu mang tính thời đại.
Để “môi trường không gian ảo” trở thành nơi “đáng sống”:

Thực trạng lựa chọn tiếp cận thông tin của "cư dân mạng"

Theo số liệu thống kê đánh giá khảo sát năm 2018 về thực trạng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam của W&S, một doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực Nghiên cứu thị truờng trực tuyến cho biết: Khoảng thời gian từ 18:00 - 22:00 là thời điểm mà người dùng thường xuyên truy cập mạng xã hội nhất. Trung bình 1 ngày người Việt Nam dành 2.12 tiếng để truy cập mạng xã hội, riêng đối với Facebook thời gian truy cập mạng xã hội này là nhiều nhất (3.55 tiếng), cao hơn so với mức trung bình 1.42 tiếng. Người dùng có nhiều lý do để truy cập mạng xã hội. Trong đó, mục đích chính là kết nối, liên lạc (26.8%). Khi truy cập mạng xã hội, người dùng quan tâm nhiều nhất đến việc cập nhật tin tức 71.7% ở cả 2 giới. Riêng với nội dung chia sẻ, tâm sự (nữ 67.2% và nam 55.3%).

Thời gian và mục đích truy cập mạng xã hội của công chúng năm 2018. Theo W&S (Vinasearch)

Từ thực trạng nêu trên có thể thấy, trên "môi trường không gian ảo" đã hình thành một "xã hội thực" hội tụ một lực lượng đông đảo công chúng tham gia hay còn  gọi là "cư dân mạng". Các "cư dân" đang phải "sinh sống" trong một không gian đầy "ô nhiễm" không thể kiểm soát và thực tế "môi trường ô nhiễm" đó đã và  đang có những tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành vi của công chúng trong “đời sống thật”.

Trở lại quá khứ khi thời điểm “không gian ảo” chưa xuất hiện, việc công chúng luôn có quyền và khả năng chủ động tiếp cận thông tin có chọn lọc theo cách truyền thống. Tuy nhiên, ngày nay với việc các phương tiện truyền thông trên “không gian ảo” phát triển mạnh mẽ, việc thông tin lan truyền trên mạng xã hội chủ động tiếp cận đến công chúng thông qua các công cụ quảng cáo tự động đã đặt ra một thực tế là công chúng gần như mất đi tính chủ động trong việc tiếp cận thông tin mà thay vào đó là thực trạng tiếp cận thông tin không mong muốn một cách thụ động ngoài ý kiến chủ quan hay nói một cách khác, "cư dân mạng" đang bị tước đi quyền sống trong một "môi trường trong sạch" . Đó chính là “hệ lụy thực” mà các “đối tượng xấu” đã lợi dụng “không gian ảo” mang lại và vô hình trung đang hàng ngày, hàng giờ “tiêm nhiễm” vào đầu công chúng những “tư tưởng cực đoan” đi ngược lại những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thực trạng trên đã đặt ra nhu cầu thực tế và cấp bách về một bộ công cụ hữu hiệu để kiểm soát và giảm thiểu thực trạng "ô nhiễm nghiêm trọng" trong môi trường không gian ảo.

Giảm thiểu "rác thải "và xử lý "ô nhiễm" môi trường không gian ảo

Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, Pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là phương tiện, công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển và ổn định xã hội. Không nằm ngoài thực tế đó, “không gian ảo” đã trở thành một “xã hội ảo” và thực tế đã chứng minh “không còn ảo nữa”, việc ra đời một hệ thống Pháp luật nhằm quản lý các hành vi, ứng xử trên không gian ảo là một nhu cầu tất yếu mang tính thời đại.

Trước thời điểm Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018 đã có rất nhiều ý kiến phản đối (chủ yếu xuất hiện trên mạng xã hội – “không gian ảo”). Những luận điệu lợi dụng ý kiến về nhân quyền hay quyền tự do ngôn luận để phản đối sự ra đời của Luật An ninh mạng dường như đã bị công chúng “bóc mẽ” với ý đồ, mong muốn của những đối tượng xấu được tiếp tục và dễ dàng hơn trong việc lợi dụng “không gian ảo” để làm công cụ tuyên truyền, “tiêm nhiễm” vào đầu công chúng những tư tưởng lệch lạc gây nguy hại cho môi trường ổn định chính trị, cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương phát biểu khi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh TTXVN

Trong một buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Đồng Nai vào ngày 20/6/2018, Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương một lần nữa khẳng định: “Phải khẳng định rằng ra luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước”. Phát biểu đó đã được thực tiễn cuộc sống cũng như xu thế phát triển quốc tế chứng minh một cách thuyết phục.

Cụ thể, “Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, quyền tự do ngôn luận của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội trong một khuôn khổ nhất định để không gây bất ổn định xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Trước đây, rất nhiều vụ việc đã diễn ra liên quan trực tiếp đến những thông tin thất thiệt phát tán trên mạng xã hội – “không gian ảo”, đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín cá nhân, tổ chức nhưng việc xử lý trách nhiệm đối với các đối tượng đã tạo ra thông tin gây hại đó còn chưa triệt để dẫn đến thực trạng không tạo ra sức răn đe đủ mạnh khiến đối tượng xấu có thể lặp lại vụ việc tương tự hết sức nghiêm trọng, gây bất ổn định xã hội và xa hơn có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Trước thực trạng đó, Luật An ninh mạng ra đời đã trở thành nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo công chúng.

Phù hợp xu thế quốc tế

Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc đến năm 2018, 138 quốc gia trên thế giới (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Tên gọi của Luật An ninh mạng tại nhiều quốc gia có nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên, nội dung chính của Luật An ninh mạng của các nước đều nhằm cải thiện tình hình an ninh thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan công quyền, cũng như bảo vệ tốt hơn người dân trên môi trường mạng Internet  hay còn gọi là “không gian ảo”.

Tại châu Âu, Đức đã có quy định về Luật An ninh mạng từ tháng 7/2015, Quốc hội Đức đã thông qua Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ tốt hơn cho công dân và các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Luật An ninh mạng của Đức yêu cầu các công ty và cơ quan liên bang phải có tiêu chuẩn bảo mật mạng tối thiểu và phải được bằng Văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang (BSI) chứng nhận. Các công ty cũng phải thông báo cho Văn phòng về các vụ tấn công mạng bị nghi ngờ trên hệ thống của họ. Luật này có liên quan đến các lĩnh vực được coi là "cơ sở hạ tầng quan trọng" quốc gia, chẳng hạn như giao thông vận tải, y tế, nước, nhà cung cấp viễn thông, cũng như các công ty tài chính và bảo hiểm. Trong luật mới có những điều, khoản cụ thể đối với người sử dụng mạng Internet như cấm Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ An ninh quốc gia, cấm xúi giục hành vi phạm tội. Ngoài ra, luật mới buộc các nhà cung cấp viễn thông phải cảnh báo khách hàng khi họ bị tin tặc tấn công, các nhà cung cấp phải lưu trữ dữ liệu về lịch sử truy cập lên đến 6 tháng để phục vụ điều tra.

Tại khu vực Đông Nam Á, đất nước gần gũi với Việt Nam là Singapore cũng đã ban hành Luật An ninh mạng vào năm 2017. Luật cho phép Cơ quan An ninh mạng nước này theo dõi và quản lý an toàn không gian mạng của quốc gia. Cơ quan An ninh mạng được phép thực hiện các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và nhanh chóng ứng phó với các mối đe dọa và sự cố. Chính phủ Singapore đã liệt kê 11 lĩnh vực được xem là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, trong đó có nước, y tế, hàng hải, truyền thông, thông tin, năng lượng và hàng không. Ngoài ra, Singapore cũng đã ký một tuyên bố chung với Đức để tăng cường hợp tác an ninh mạng giữa hai nước.

Hàng loạt ví dụ thực tiễn quốc tế cũng như những yêu cầu trước mắt của đất nước đã chứng minh một cách thuyết phục cho sự ra đời của Luật An ninh mạng là tất yếu, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, với mong muốn được sống trong một xã hội tốt đẹp và thái bình.

Thanh Hòa – Hữu Tuấn

  SERIES: Để “môi trường không gian ảo” trở thành nơi “đáng sống”:

>>> Kỳ 1: Từ “không gian ảo” đến … “hệ lụy thật”
>>> Kỳ 2: "Thanh bảo kiếm chữa lành các vết thương" trên “không gian ảo”
>>> Kỳ 3: Cần công cụ hữu hiệu quản lý “xã hội ảo”
>>> Kỳ 4: Đi tìm giải pháp cho một “môi trường ảo đáng sống”

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top