Phấn đấu phát triển nhanh và bền vững
23:57 07/02/2017
- Kinh tế
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
Xii và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII, Khánh Hòa phát triển trong
bối cảnh vừa có những thuận lợi, khó khăn và thách thức hết sức phức tạp.
Khánh Hòa năm 2017:
Một góc phố thành phố biển Nha Trang. Ảnh: TL
Những thành quả đáng tự hào
Năm 2016, Kinh tế - xã hội (KTXH) Khánh Hòa đạt được những kết quả hết sức tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu KT-XH quan trọng của tỉnh, trong đó có 16/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như: tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 9,31%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9%; giá trị dịch vụ tăng 7,89; thu ngân sách ước đạt 17.366 tỷ đồng, bằng 125% dự toán (trong đó, doanh thu du lịch 12.998 tỷ đồng, tăng 16,43%)... ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, KT-XH của Khánh Hoà vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như:
Thời tiết nắng nóng kéo dài trong những tháng đầu năm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân; đồng thời, trong tháng cuối năm, tình hình mưa lũ diễn ra trên diện rộng, đặc biệt phải hứng chịu 2 trận mưa rất lớn gây lũ quét, ngập úng cục bộ tại TP. Nha Trang và một số địa bàn trong tỉnh, làm thiệt hại lớn sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Một số dự án đặc thù, quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh theo Kết luận số 53- KL/TW của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 135/VPCP-V.III ngày 5/1/2013 chưa được Trung ương hỗ trợ vốn trong năm 2016, trong khi nguồn vốn đầu tư công của địa phương hạn chế nên việc thi công gặp nhiều khó khăn.
Một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa nghiêm túc trong công tác bảo vệ môi trường thực hiện xử lý chất thải, bảo đảm quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, trong khi nguồn lực của địa phương có hạn trong việc xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị còn hạn chế.
Tất cả khó khăn, thách thức nêu trên được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hoà quan tâm nỗ lực cùng nhân dân và chính quyền các cấp khắc phục, giải quyết nhằm bảo đảm phát triển KT-XH của tỉnh ổn định và bền vững theo mục tiêu đã đề ra.
Để năm 2017 tiếp tục gặt hái những thành công mới
Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh năm 2017, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Chính phủ; các chương trình KT-XH; Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị. Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2013-2020.
Tập trung triển khai có hiệu quả các quy hoạch, các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kế hoạch phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiềm năng và khai thác các thị trường mới; hoàn thành Đề án xây dựng thương hiệu du lịch Khánh Hòa.
Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2017 theo Luật Đầu tư công, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020; ưu tiên bố trí vốn đầu tư hoàn thành các công trình chuyển tiếp, công trình trọng điểm tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa lớn và các chương trình mục tiêu theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, pháp luật mới trên lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội. Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe. Định hướng các trường chuyển đổi mô hình đào tạo từ chú trọng số lượng sang chất lượng, hiệu quả; chú trọng đào tạo những ngành nghề như điện, khai thác và chế biến thủy sản, du lịch,...
Triển khai thực hiện các chương trình, đề án khoa học công nghệ như: Đề án đánh giá trình độ công nghệ các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm, lập kế hoạch kiểm tra các cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường để kịp thời giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở các cơ sở. Thực hiện rà soát, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC); tăng cường kiểm tra chấn chỉnh và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa” của các cấp, các ngành, tổ chức thực hiện đơn giản hóa TTHC. Chỉ đạo kiên quyết, có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện quyết liệt các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông; triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để phòng chống cháy nổ. Tăng cường công tác quốc phòng an ninh; bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội./.
Thanh Bình
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 (12:25 20/11/2024)
- VPBank trở thành nhà tài trợ chính thức đêm hoà nhạc “The Vienna Concert” (01:48 19/11/2024)
- VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên (10:23 19/11/2024)
- VPBank được vinh danh trong nhóm 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất (02:48 18/11/2024)
- BIZ MBBank tài trợ 100% phí thành lập doanh nghiệp, vững bước đồng hành cùng SME (01:33 18/11/2024)