Cán bộ thanh tra giao thông nhận tiền “bảo kê” gần 3,5 tỉ đồng

20:15 21/07/2016 - Pháp luật
Các đối tượng bên ngoài xã hội cấu kết với cán bộ thanh tra giao thông để ép các DN, chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê” bằng những thủ đoạn tinh vi nhưng cũng rất manh động. Chỉ tính riêng tài khoản ngân hàng mà công an thu thập được, số tiền nộp “bảo kê” đã lên đến hơn tỉ đồng…

Công an thực hiện lệnh bắt Đoàn Vũ Duy tại nhà riêng.

Hôm nay (21.7), công an TP.Cần Thơ đã tổ chức họp báo công bố thông tin chính thức vụ cán bộ thanh tra giao thông nhận tiền “bảo kê” gây xôn xao dư luận.

Phía công an cho biết: Vào tháng 1.2016, sau khi nhận được tin tố giác tội phạm, công an TP.Cần Thơ đã lập chuyên án để triệt phá. Sau nhiều tháng cử hàng trăm lượt trinh sát giám sát đối tượng, đến ngày 16.7, ban chuyên án nhận được thông tin Lý Hoàng Minh (SN 1985, phó đội trưởng đội thanh tra giao thông số 3 quận Ninh Kiều) sẽ đi nhận hối lộ. Đến khoảng 15h, Minh đến quá cà phê EMI (đường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi) nhận tiền của ông Nguyễn Hoàng Duy (chủ nhà máy nước đá 300 Tầm Vu). Đến khoảng 16h Minh đến cửa hàng VLXD Nam Thành nhận tiền của ông Nguyễn Hữu Thành (chủ cửa hàng). Đến 17h Minh nhận tiền của anh Hồ Minh Hiếu (chủ vựa cá chợ Tân An). 20 phút sau, Minh tiếp tục nhận tiền của cừa hàng VLXD Phước Quý thì bị cơ quan CSĐT bắt quả tang.

Khám xét trong người Minh, công an thu giữ 17,5 triệu đồng, 100 USD cùng các tài liệu thể hiện Minh thu tiền từ các hãng xe, cửa hàng VLXD, nước đá, vựa cá, thẻ ATM… Ngay sau khi Minh bị bắt quả tang, phía công an cũng đã thực hiện bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Cần (SN 1987, ngụ Tam Bình, Vĩnh Long)

Từ thông tin khai thác từ Minh, cùng các thông tin qua trinh sát và chứng cứ đã thu thập, ngày 18.7, công an tiếp tục bắt khẩn cấp Võ Hoàng Anh (SN 1982, đội trưởng đội thanh tra giao thông số 3 quận Ninh Kiều). Đến ngày 20.7, công tiếp tục bắt khẩn cấp Đoàn Vũ Duy (SN 1978, đội trưởng đội thanh tra giao thông số 11 quận Bình Thủy).

Như vậy, tính đến ngày 20.7 đã có tổng cộng 3 cán bộ thanh tra giao thông Cần Thơ bị công an bắt giữ.

Đại tá Trần Ngọc Hạnh phát biểu tại buổi họp báo.

 Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc công an TP.Cần Thơ - cho biết: Công an TP đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, hiện chưa thể xác định ai là chủ mưu. Bằng nhiều hình thức, các đối tượng đã đe dọa chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”, chỉ cần đưa tiền chậm vài ngày là bị “bắt xe”. Hầu hết các phương tiện đi qua Cần Thơ đều phải chung chi, chủ phương tiện rất bức xúc. Có trường hợp, phương tiện di qua quận Ninh Kiều phải nộp tiền, sau đó, đến quận Bình Thủy phải nộp tiếp, mức nộp “bảo kê” thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất là 3 triệu đồng, DN hoặc cửa hàng nào có xe nhiều thì phải nộp nhiều, ít thì nộp ít.

 Trong số các đối tượng bị bắt giữ, Nguyễn Văn Cần là một đối tượng ngoài xã hội, chuyên làm “cò”, “môi giới” và cấu kết với cán bộ thanh tra giao thông ép các DN, chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”.

 Số tiền “bảo kê” sẽ được chung chi cho Cần, sau đó Cần chuyển qua tài khoản cho cán bộ thanh tra. Chỉ xác minh 3 tài khoản do Nguyễn Văn Cần đứng tên, đã nhận số tiền hơn 3 tỉ đồng (phần lớn là nhận hối lộ). “Có tổng cộng 3 tài khoản được mở tại ngân hàng Sacombank từ năm 2014 với 3 chủ tài khoản khác nhau, nhưng thực chất chỉ là 1 người, do Nguyễn Văn Cần lấy tên giả để mở, phải mất nhiều tháng trời, công an mới chứng minh được”. Công an TP.Cần Thơ cho hay.

 Ngoài số tiền nhận qua chuyển khoản từ Nguyễn Văn Cần (hơn 3 tỉ đồng vừa nói), phía công an cũng đã chứng minh được Lý Hoàng Minh và Võ Hoàng Anh đã nhận tiền qua tài khoản mang tên Huỳnh Hoàng Long và Tạ Thanh Sang với số tiền 320 triệu đồng. Ngoài ra, Minh đã nhận riêng số tiền 47,5 triệu đồng của 28 người; Anh nhận 55 triệu đồng của 9 người. Tổng tất cả các số tiền là gần 3,5 tỉ đồng.

Đại tá Trần Ngọc Hạnh cho biết thêm: Qua điều tra ban đầu, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội. Chúng tôi kêu gọi những DN, chủ phương tiện bị ép nộp tiền “bảo kê” đến cơ quan công an trình báo để cung cấp thêm thông tin, nhằm đưa các đối tượng này ra xử lý nghiêm minh theo pháp luật.


Đối tượng Võ Hoàng Anh.

Nguồn: Lao Động

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top