Những người “thả hồn” trang chân dung phố đi bộ Hà Nội

22:34 27/03/2017 - Văn hóa xã hội
Dạo quanh phố đi bộ Hà Nội những ngày cuối tuần, không khó để bắt gặp hình ảnh những người họa sĩ đường phố làm công việc vẽ chân dung cho du khách. Những người làm nghề “vẽ dạo” này đến từ nhiều nơi, với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng đều mang trong mình niềm đam mê hội họa bất tận.

Gia đình ông Hoàng Minh Đức (70 tuổi, Hà Nội) vốn có truyền thống vẽ tranh truyền thần và ông Đức cũng sớm mang trong mình tình yêu hội họa và trở thành một nghệ nhân vẽ truyền thần có tiếng.

Được biết, ông Đức vẽ tranh truyền thần đã được 50 năm nay và người con trai của ông sẽ tiếp tục tiếp nối nghiệp của gia đình.

Ông Hoàng Minh Đức chăm chú vẽ chân dung cho khách hàng. 

Khi tuổi đã thất tuần, ông chuyển ra bờ hồ để vẽ tranh chân dung cho khách. Những ngày thường, ông chỉ vẽ vào buổi tối với số lượng khoảng 5 - 6 bức, công việc này theo ông đã 5 năm nay.

Dịp cuối tuần mở phố đi bộ, ông có mặt từ sáng sớm và về nhà lúc tối muộn khi đã hết khách. Những ngày này, ông vẽ được nhiều hơn, thường trên 10 bức. Ông Đức cho biết: “Học vẽ chân dung là khó nhất, phải nhớ và vẽ nhanh, làm sao cho lột tả được cái thần của người ta, mang được cái thần của người ta vào tranh".

Nổi tiếng ở phố đi bộ còn có họa sỹ Ban ban (SN 1953), là một họa sỹ nổi tiếng được nhà phê bình nghệ thuật Trần Thức nhận xét mỗi bức tranh của ông là một bản nhạc, bài thơ đầy ý vị, giàu tình yêu, tình người, sự gắn bó thủy chung giữa con người với cảnh vật thiên nhiên.

Ngoài ra, họa sỹ Ban Ban còn là giảng viên của nhiều trường đại học chuyên ngành mỹ thuật như: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỏ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Thời gian rảnh rỗi, họa sỹ thường mang theo những vật dụng cần thiết để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê hội họa bên những con phố cạnh Bờ Hồ.

Chỉ với khung tranh đơn sơ, tập giấy A4, một chiếc bút chì, một cục tẩy, người xem khá ngỡ ngàng với hình ảnh một họa sĩ Ban Ban giản dị. 

Họa sĩ Ban Ban cho rằng: “Vẽ tranh làm sao phải chuyển tải được cái thần, đặc biệt qua đôi mắt. Nhìn qua tưởng thế nhưng khi vẽ không phải thế, không phải đơn thuần chỉ lột tả những đặc điểm mà người ta thấy, mà phải qua đó bật lên cái riêng của mỗi người”.

Không chỉ là đất sống với những người lớn tuổi có kinh nghiệm, phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội được rèn giũa nghề và theo đuổi đam mê. Anh Nguyễn Văn Tiến (34 tuổi, quê Yên Bái) hiện đang là học viên lớp thạc sĩ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, vẽ tranh cho khách quanh hồ đã 4 năm nay. Chính sự tập trung, tận tâm vào mỗi bức tranh khiến anh thu hút được khá nhiều khách, số lượng từ 5-12 bức tùy ngày.

Khách hàng của anh Tiến còn có cả những du khách nước ngoài.

Với anh, đây là công việc mang lại cho anh nhiều niềm vui, kĩ năng và hơn hết cũng là công việc tay trái giúp anh có thêm nguồn thu nhập phục vụ cho việc học tập. Điều quan trọng nhất với anh khi vẽ chân dung là làm cho khách hàng cảm thấy vui vẻ, làm cho họ thấy mình có cái gì để mà người ta rút ví trả tiền. “Nghệ thuật là ở chỗ ấy", anh Tiến nói.

Với quan điểm của tuổi trẻ “có đam mê thì chẳng có gì khó cả”, nhóm bạn trẻ Tùng, Xuyến, Đông, Phương, Lan lại thu hút du khách bởi chính sự nhiệt tình và khả năng chuyên môn của mình.

Nhóm bạn trẻ gồm 5 thành viên do Tùng (28 tuổi) làm trưởng nhóm, vốn là cựu sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tốt nghiệp, Tùng vẽ tranh tại nhà. Đồng thời, Tùng cũng là người anh dẫn dắt 4 em hiện là sinh viên năm cuối của trường.

Để có thêm kinh nghiệm và thu nhập, nhóm bạn trẻ nảy ra ý tưởng vẽ tranh chân dung vào dịp cuối tuần. Chính nhờ ý tưởng hay, dụng cụ đơn giản mà nhóm bạn trẻ đã dựng cho mình được một sự tin tưởng nhất định từ những du khách của mình. Ngoài vẽ chân dung trực tiếp, các bạn cũng có thể vẽ chân dung qua ảnh.

Có thể thấy, những họa sỹ đường phố vẽ tranh chân dung dạo ngoài mục đích kiếm sống còn là niềm đam mê hội họa rất lớn. Mỗi người nghệ sĩ đều có những phong cách riêng, những bí quyết riêng của mình để thu hút khách đến với mình.

Những con người kể trên chỉ là một trong số nhỏ những con người đang ngày đêm thầm lặng góp nên những vẻ đẹp cho vùng đất Thủ đô ngàn năm văn hiến./.

Phạm Dịu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top