Nhà báo cần giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp
22:20 19/07/2016
- Bình luận
Đối với mỗi người làm báo, Bác Hồ không chỉ là một nhà báo vĩ đại mà còn là người khai
sáng và đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 126 năm Ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2016), Tạp chí Người Làm Báo có cuộc trao đổi
với PGS,TS Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phụ trách công tác chỉ
đạo báo chí, xung quanh chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”.
● Phóng viên (PV): Là người khai sáng nền báo chí cách mạng Việt Nam, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà báo lỗi lạc, dày dạn kinh nghiệm và từng trải trong công việc làm báo. Ông có thể đánh giá khái quát những bài học ấy?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam ghi đậm dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách vừa là người sáng lập, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, vừa là nhà báo cách mạng vĩ đại. Những bài viết của Người vừa mang tính dân tộc sâu sắc, vừa giàu tính hiện đại, nhân văn; vừa gần gũi quần chúng và hừng hực tinh thần chiến đấu; cách viết ngắn gọn, văn phong giản dị, khoáng đạt; có giá trị lý luận và thực tiễn cao; có sức cảm hóa, thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Theo Bác, đối với người cầm bút, điều quan trọng là phải giữ quan hệ mật thiết với quần chúng, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; phải phản ánh trung thực, khách quan; phải coi trọng việc phê bình và tự phê bình.
● PV: Là người phụ trách chỉ đạo công tác báo chí, theo ông, ý nghĩa, tác dụng của việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ những người làm báo hiện nay?
■ PGS, TS Phạm Văn Linh: Đối với những người làm báo, ngoài việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, người cầm bút còn được học hỏi phong cách làm báo giản dị, khoa học, hết lòng phụng sự lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân. Điều này giúp cho những người làm báo ngày càng nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, xác định rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, trọng trách của mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hiện nay, trong đó có đội ngũ những người làm báo, tới đây, Bộ Chính trị khóa XII sẽ ban hành văn bản quan trọng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.
● PV: Thời gian qua, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, cũng còn mộtsố hạn chế. Theo ông, đâu là những trở ngại khiến việc thực hiện Chỉ thị 03 vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Có thể nói sau 5 năm, dưới sự chỉ đạo quyết liệt và kiên trì của Ban Bí thư Trung ương Đảng, việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị tiếp tục đi vào chiều sâu, gắn thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, hạn chế được bệnh hình thức, cách làm đối phó, chiếu lệ.
Đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu,tận tụy với công việc chung, đi đầu trong cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, được ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc đã được giải quyết dứt điểm. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Các cơ quan truyền thông tập trung hơn vào việc phát hiện, cổ vũ người tốt, việc tốt, gây được ấn tượng tích cực, tạo ra không khí phấn khởi, khích lệ cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theo Bác, có tác dụng định hướng xây dựng nhân cách, văn hóa con người Việt Nam trong điều kiện mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đó là một số tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở nhiều nơi, chưa thực sự quyếttâm, chưa sát sao, kiên trì và quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chưa thấy đây vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài; chưa đưa nội dung thực hiện Chỉ thị vào chương trình, kế hoạch công tác. Do chưa nhận thức đầy đủ,sâu sắc Chỉ thị, có nơi mới dừng lại ở những hoạt động bề nổi mà thiếu nội dung chiều sâu, chưa có tính thuyết phục, hành động “làm theo” chưa thực sự tự nguyện. Công tác tuyên truyền, phát hiện tấm gương người tốt, việc tốt chưa được thường xuyên, tính hấp dẫn chưa cao.
●PV: Chúng ta cần có định hướng, giải pháp nào nhằm đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành việc làm thường xuyên, liên tục, thiết thực hơn nữa trong đội ngũ những người làm báo thời gian tới, thưa ông?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, thiết thực hơn nữa trong đội ngũ những người làm báo thời gian tới cần tập trung nâng cao nhận thức các cấp lãnh đạo cùng đội ngũ những người làm báo... về mục đích, ý nghĩa của của việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, kết hợp học tập, làm theo với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mỗi tờ báo. Với mỗi người làm báo cần thường xuyên tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, chống suy thoái về đạo đức, lối sống, làm báo thiếu thực tế, làm báo vì mục đích cá nhân, ngăn chặn nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
●PV: Mỗi nhà báo cần trang bị cho mình những gì để vừa kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có thể tiếp thu, làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, hoàn thành tốt vai trò là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Theo tôi, điều quan trọng nhấtlà các nhà báo cần không ngừng tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp; chủ động nắm bắt công nghệ kỹ thuật truyền thông hiện đại, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
● PV: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội, phản bác hiệu quả, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt thời điểm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, báo chí cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu của công chúng, hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả và vẻ vang của mình?
■ PGS, TS Phạm Văn Linh: Tình hình hiện nay đã và đang đặt ra cho công tác báo chí nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Mỗi cơ quan báo chí, nhà báo cần chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước; cổ vũ, động viên, phát huy mọi tiềm năng,sức mạnh của toàn dân để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo chí phải đảm bảo tính tư tưởng, giáo dục, chiến đấu, chân thật và thẩm mỹ; chống khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận mà xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo; kiên quyết đấu tranh với hiện tượng lợi dụng báo chí và tự do ngôn luận làm lộ bí mật quốc gia, kích động dư luận, bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức. Báo chí phải góp phần vào việc nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, xây dựng con người mới; tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, góp phần bảo vệ và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một trong những trách nhiệm nặng nề của báo chítrong giai đoạn hiện nay, đó là cần chủ động cung cấp các thông tin vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động; tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước cùng những thành tựu mọi mặt của công cuộc đổi mới, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,sự đồng thuận xã hội. Đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, người cầm bút là phải bám sát định hướng tuyên truyền của các cơ quan chức năng, những quy định của pháp luật,tiêu chí của các đại biểu Quốc hội, phát huy tinh thần trách nhiệm, tự do, dân chủ của cử tri để lựa chọn các đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại diện cho nhân dân
● PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Thành - Thùy Dung (thực hiện)
© Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5/2016
Bình luận: 0