Người họa sĩ vẽ tranh gốm sứ trên đường làng Liên Mạc

21:45 05/03/2022 - Văn hóa xã hội
Dưới ngòi vẽ sáng tạo của người họa sĩ Quỳnh Liên cùng các cộng sự của mình là người dân làng Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) con đường gốm sứ được hiện lên mộc mạc từ rác thải rắn tưởng chừng như bỏ đi.

Tại làng Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội mới đây vừa xuất hiện một con đường gốm sứ dài gần 200m ghép dọc trên tường khắp con đường, ngõ xóm vô cùng hấp dẫn. Được biết, con đường gốm sứ này được làm 100% từ rác thải rắn như: vỏ chai, bình hoa, bát, đĩa, cốc chén vỡ,…. Đặc biệt hơn, đây đều là tác phẩm của người dân nơi đây.

Sinh sống và gắn bó với làng Liên Mạc, mang trong mình tình yêu quê hương đất nước, chứng kiến tình trạng rác thải ra môi trường ngày một nhiều và tình trạng ô nhiễm ngày một nặng nề, chị Quỳnh Liên bắt đầu nhen nhói ý tưởng biến những bức tường ẩm mốc, mất mỹ quan trở thành những bức tranh nghệ thuật làm từ rác thải rắn.

Họa sĩ Quỳnh Liên cùng con đường gốm sứ tại làng Liên Mạc

Bắt đầu khởi công từ tháng 10 năm 2020, đến nay, con đường gốm sứ vẫn trong quá trình hoàn thiện. Chị Liên cùng những người dân trong làng bắt đầu thu gom, nhặt nhạnh từng vỏ chai, cái bát, cái đĩa vỡ về cắt, gọt, vệ sinh, rồi ghép thành từng bức tranh nghệ thuật gần gũi với làng quê như: cây đa, giếng nước, sân đình,….

Chị Liên chia sẻ: “ Bản thân mình không chỉ muốn đây là những bức tranh nghệ thuật thông thường, mà mình muốn từ đây, lan tỏa được thông điệp mạnh mẽ đến mọi người về việc giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Những thứ tưởng chừng như bỏ đi, không thể sử dụng được nữa sẽ được mình và người dân ở đây tận dụng và làm nên những bức tranh gốm sứ vừa đẹp, vừa bền, vừa ý nghĩa”

Ban đầu, khi mới khởi công, chị Liên cùng 5 người cộng sự của mình đã gặp không ít khó khăn trong việc thu gom nguyên vật liệu, thiếu hụt nhân lực,… May mắn thay, hành động ý nghĩa này nhanh chóng được lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của người dân làng Liên Mạc. Từ người già đến trẻ nhỏ, mỗi người một tay, không kể ngày nắng ngày mưa, đã góp sức, góp của để cùng nhau hoàn thiện những bức tranh gốm sứ ghét trên tường.

Không chỉ là người khởi xướng ra dự án con đường gốm sứ tại làng quê, chị Liên cũng thường xuyên tham gia và mở các hoạt động thiện nguyện bảo vệ môi trường như: đổi chai nhựa lấy chậu cây làm từ nguyên liệu tái chế, sử dụng lốp xe máy, xe đạp, ô - tô để làm bàn, ghế, bể cá…

Ngôi làng Liên Mạc như được khoác lên mình “tấm áo mới” với những gam màu đặc sắc

Chị Liên nói riêng và người làng Liên Mạc nói chung cùng với con đường gốm sứ của mình đã truyền cảm hứng, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh mình. Chị Liên mong muốn rằng con đường gốm sứ này sẽ được trải dài khắp các đường làng, ngõ xóm, để cuộc sống của mỗi người thêm xanh – sạch – đẹp.

Khải Hoàn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top