NCB hướng tới tổng tài sản đạt 94.500 tỷ đồng vào cuối năm 2023

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 và đại hội đã thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng phương án chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các tờ trình khác.

Theo đó,  Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) đã thông qua việc phát hành riêng lẻ thêm tối đa 620 triệu cổ phiếu, tương đương 111% vốn điều lệ, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 6.200 tỷ đồng, nhằm tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên 11.800 tỷ đồng. 

NCB cho biết việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính và các chỉ số an toàn hoạt động, đầu tư cho nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, cải tạo cơ sở vật chất và nâng cao hình ảnh nhận diện thương hiệu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho khách hàng doanh nghiệp và các khách hàng liên quan.

NCB hướng tới tổng tài sản đạt 94.500 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dự kiến hoàn thành trong 3 năm (từ 2023 - 2025). Các đợt chào bán cách nhau ít nhất 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất, giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Về kế hoạch kinh doanh 2023, NCB đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 tổng tài sản đạt 94.500 tỷ đồng; huy động khách hàng đạt 78.000 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt 57.700 tỷ đồng. Quy mô khách hàng mục tiêu năm 2023 là 1 triệu khách hàng.

Để đạt được các kế hoạch trên, NCB sẽ tập trung khai thác phân khúc khách hàng cá nhân cao cấp, khách hàng có thu nhập cao, đồng thời tập trung khai thác nhóm khách hàng trẻ, thường xuyên giao dịch trực tuyến, ưa thích sử dụng sản phẩm dịch vụ số và cuộc sống số.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME, upper SME); khai thác hiệu quả khách hàng thuộc chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn, có tài chính lành mạnh; các đối tác hợp tác toàn diện với NCB. 

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bùi Thị Thanh Hương phát biểu tại đại hội.

Bên cạnh đó, NCB sẽ mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước. Đồng thời, NCB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho các dự án công nghệ trọng điểm, để nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Được biết, năm 2022, nhờ sự thích ứng linh hoạt cùng nỗ lực của toàn hệ thống, NCB đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Theo đó, tổng tài sản của NCB tăng lên gần 90.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 73.300 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt hơn 47.700 tỷ đồng, vượt kế hoạch đã đề ra. Các tỷ lệ an toàn hoạt động, tỷ lệ thanh khoản của NCB luôn được giám sát chặt chẽ, tuân thủ quy định NHNN.

Năm 2022 cũng là năm NCB có tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong các năm. Tính đến hết năm 2022, quy mô khách hàng đã tăng 97.022 khách hàng, tăng 13% so với 2021. Trong đó, khách hàng cá nhân (KHCN) tăng 95.192 khách hàng, khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tăng 1.826 khách hàng; tỷ lệ khách hàng mới có hoạt động giao dịch tăng 83%; tỷ lệ thẻ tín dụng mở mới tăng 181% so với cùng kỳ.

Ra mắt HĐQT và các thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025 của NCB.

Theo đại diện NCB, những kết quả trên có được nhờ kiện toàn bộ máy nhân sự, nền tảng công nghệ và sản phẩm dịch vụ, nâng cao và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Đặc biệt, việc chính thức ra mắt phiên bản ứng dụng NCB IziMobile hoàn toàn mới cho KHCN và ra mắt ứng dụng NCB iziBankbiz cho KHDN với nhiều ưu điểm vượt trội được xem như một bước ngoặt về chuyển đổi số dành cho khách hàng của NCB. 

NCB cũng đã nâng cấp thành công ngân hàng lõi - Core Banking T24 lên phiên bản R21, trở thành ngân hàng đầu tiên sử dụng phiên bản hiện đại nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top