Masan đạt gần 400 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I

Đây là tín hiệu tích cực đầu tiên cho thấy đà tăng trưởng bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm mà doanh nghiệp đề ra.

Động lực tăng trưởng đến từ sự phục hồi rõ rệt của mảng tiêu dùng, bán lẻ. Trong đó, Masan Consumer, WinCommerce và Masan MEATLife đều ghi nhận những kết quả tích cực. Trong quý I/2025, mảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Masan - Masan Consumer (Mã chứng khoán: MCH) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu ước đạt gần 7.500 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, EBIT (lợi nhuận hoạt động) dự kiến đạt hơn 1.700 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng này phản ánh sức mạnh thương hiệu của Masan Consumer trong các ngành hàng thiết yếu như gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống. Doanh thu thị trường quốc tế ước tăng mạnh 73,2% so với cùng kỳ, dẫn dắt bởi thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á. Thị trường Mỹ vẫn chiếm dưới 1% doanh thu của Masan Consumer. Sự phục hồi tiêu dùng nội địa và chiến lược cao cấp hóa, triển khai các đổi mới xuyên suốt các ngành hàng chủ chốt đã góp phần củng cố vị thế của Masan Consumer trong thị trường FMCG đầy cạnh tranh.

Đáng chú ý, mới đây Masan Consumer cũng công bố tài liệu hợp đại hội đồng cổ đông, qua đó, trình cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2025 với tỷ lệ tối đa 60% (6.000 đồng/cp). Trước đó, cổ tức năm 2024 đã được chi trả ở mức 9.500 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị hơn 6.884 tỷ đồng. Về kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HoSE, MCH cho biết nội dung này đã được triển khai từ năm 2024 và sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2025. Cũng trong quý I, WinCommerce (WCM) – đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ WinMart/WiN/WinMart+ dự kiến sẽ đạt lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre MI) dương trong quý I/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng khi WCM đang dần chứng minh hiệu quả vận hành sau thời gian tái cơ cấu và đầu tư chiến lược.

Masan đạt gần 400 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I. 

Tính đến hết tháng 3/2025, WCM đã mở ròng 144 cửa hàng, tức trung bình gần 2 cửa hàng mỗi ngày. Đáng chú ý, hơn 90% số cửa hàng mới nằm tại miền Bắc và miền Trung, là những khu vực có mức độ thâm nhập thị trường cao nhưng cạnh tranh còn thấp, mang lại tiềm năng sinh lời tốt hơn trong dài hạn. Với mục tiêu mở từ 400–700 cửa hàng trong năm 2025, WCM đang đi đúng lộ trình và đóng góp tích cực vào sự phục hồi lợi nhuận của toàn Tập đoàn Masan.

Trong quý I/2025, doanh thu Masan, Masan MEATLife (“MML”)  dự kiến đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, công ty tiếp tục có lãi, lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) dự kiến đạt 116 tỷ đồng trong quý I, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp công ty mang về lợi nhuận.

Sự cải thiện đáng kể của MML đến từ giá heo hơi thuận lợi, giúp gia tăng biên lợi nhuận, cùng với tỷ trọng sản phẩm thịt chế biến tăng, mang lại giá trị cao hơn trên mỗi đơn vị thành phẩm. Với chiến lược đúng đắn, sự đổi mới không ngừng và nền tảng vững chắc, MML sẵn sàng bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, khẳng định vai trò tiên phong trong ngành thịt chế biến và hướng đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Dự báo kết quả quý I/2025 cho thấy Masan đã và đang bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận. Mức tăng gần 4 lần của lợi nhuận NPAT Post -MI là minh chứng rõ nét cho nỗ lực tái cấu trúc, tối ưu hóa vận hành và đầu tư chiến lược vào mảng kinh doanh tiêu dùng, bán lẻ của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh “cơn bão” thuế quan ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng nội địa được nhận định sẽ là động lực quan trọng giúp duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Hiện Chính phủ đặt quyết tâm lớn và nỗ lực khai thông các nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, qua đó tạo điều kiện cho thu nhập, chi tiêu của người dân được cải thiện, kéo theo nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường tiêu dùng, bán lẻ.

Việc các công ty thành viên chủ chốt đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bền vững cho thấy Masan đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, với sự dẫn dắt của mảng tiêu dùng, bán lẻ, một trụ cột quan trọng của Masan nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top