MB ghi nhận lợi nhuận hơn 16.500 tỷ đồng.

Với kết quả này, MB nằm trong nhóm ngân hàng thương mại TOP đầu về các chỉ số hiệu quả, chất lượng hoạt động. Chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hợp nhất của Ngân hàng lần lượt đạt 2,4% và 23,49%. 

Theo kết quả hoạt động năm 2021 của MB cho thấy Ngân hàng này đã  hoàn thành kế hoạch năm 2021 với quy mô tổng tài sản của Ngân hàng và các công ty con (MB Group) đạt 607 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất ở mức 16.527 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất duy trì ở mức thấp, chỉ 0,9%, riêng ngân hàng là 0,68%. Quỹ dự phòng bao phủ nợ xấu riêng MB gần 400%, hợp nhất gần 268% (gần 300%) - là 1 trong 2 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành.

Các giới hạn an toàn được đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó riêng Hệ số an toàn vốn CAR ở mức 11%. Casa tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu thị trường, tỷ lệ tăng từ 41% lên 49%, quy mô casa đạt gần 190 nghìn tỷ. Tỷ lệ CIR giảm 5,7% trong năm 2021.

Các công ty thành viên của Tập đoàn cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao năm 2021, với tổng doanh thu của 6 công ty thành viên ước đạt 18.221 tỷ đồng, tăng 48,8% so với cùng kỳ, hoàn thành 104,3% kế hoạch. Trong đó, Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) sau 5 năm thành lập đã vươn lên vị trí TOP 3 về thị phần. 

Đầu tháng 12/2021, MB chính thức lựa chọn Ngân hàng Shinsei (Shinsei Bank)  – Ngân hàng có bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm tại Nhật Bản, làm đối tác chiến lược để cùng triển khai liên doanh ngân hàng thương mại tại Campuchia.

Năm 2022, MB dự kiến sẽ triển khai các thủ tục chuyển đổi Chi nhánh Campuchia thành Ngân hàng con tại quốc gia này nhằm tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu đưa Ngân hàng trở thành tập đoàn tài chính đa quốc gia, trước mắt tập trung vào thị trường Đông Nam Á.

 MB ghi nhận lợi nhuận hơn 16.500 tỷ đồng trong năm 2021

Năm 2021, MB tiếp tục bứt phá khi App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng gấp 320% so với năm 2020.  "Đến nay, giao dịch trên kênh số tại MB chiếm khoảng 92%. Tỷ trọng giao dịch số đứng trong nhóm đầu của châu Á. Chúng tôi đang không ngừng hoàn thiện hệ sinh thái số, mục tiêu từng bước cung cấp cho khách hàng trải nghiệm ngân hàng số 4.0, dẫn đầu về số hóa" – đại diện MB cho biết.

Trước đó, tại hội nghị của MB tổ chức hôm 7/1, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam từng nhận xét, "hiếm có ngân hàng nào chuyển đổi số nhanh, tốc độ như MB". Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cũng cho biết, năm 2021, MB là ngân hàng phát sinh giao dịch lớn nhất trong hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng 247 ở Việt Nam. "Đặc biệt, tại MB, đánh giá hồ sơ tín dụng tự động hoàn toàn trên kênh số chiếm khoảng trên 30%. Đây là con số rất ấn tượng đối với một ngân hàng tại Việt Nam" – ông Dũng chia sẻ thêm.

MB cũng là ngân hàng tiên phong trong hoạt động chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2021, MB đã tiết giảm chi phí và cắt giảm hơn 640 tỷ đồng lợi nhuận để triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ... Ngân hàng đã cho vay mới hơn 347,5 nghìn tỷ đồng cho khách hàng gặp khó khăn với mặt bằng lãi suất cho vay nằm trong nhóm thấp nhất thị trường.

Theo thống kê của NHNN, MB là NHTM đứng TOP đầu hệ thống NHTM cổ phần về quy mô dư nợ miễn, giảm lãi, hạ lãi suất.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top