Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Lễ hội sen Hà Nội 2024 và bức tranh "Sen liên hoa tịnh cảnh"

23:54 12/07/2024 - Văn hóa xã hội
Lễ hội sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của người dân.
Quang cảnh lễ khai mạc lễ hội Sen Hà Nội 2024.
Theo Ban tổ chức, lễ hội sen Hà Nội nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa Hà Nội, trong đó nêu bật giá trị độc đáo của nghề ướp trà sen cùng những nét đặc trưng riêng có của văn hóa sen trong đời sống của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung. Đồng thời đây cũng là dịp để quảng bá và kích cầu du lịch, khơi dậy tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP của các địa phương; thu hút du khách đến tham quan Hà Nội, Tây Hồ, góp phần phát triển kinh tế, du lịch địa phương.
Các cụ già và thanh niên háo hức “check in” tại lễ hội.
Dưới sự sáng tạo của con người, sản phẩm từ sen đã có mặt tại sự kiện như hoa sen, tơ sen, chè sen, xôi sen, giò sen,... Điểm nhấn của sự kiện là sự xuất hiện của hàng nghìn bông sen - đại diện một số giống sen thuộc các vùng trong cả nước, trong đó có giống sen quý của Hà Nội. Những đoá sen đủ màu sắc không chỉ được trưng bày tại khu tiểu cảnh trang trí sự kiện mà còn hiện diện xen kẽ trong các gian hàng OCOP, bên cạnh hồ sen Hồ Tây nổi tiếng đang khoe sắc tạo nên không gian vô cùng ấn tượng.
Khu trải nghiệm về sản phẩm sen bao gồm tranh, ảnh, sơn mài, vải, thơ ca từ xưa đến nay về sen cũng thu hút sự quan tâm của mọi người. Cùng với sự xuất hiện nổi bật và độc đáo của hoa sen tràn ngập trong không gian lễ hội, sự kiện giới thiệu hơn 100 gian hàng tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm OCOP là đặc sản các vùng miền phía Bắc với nhiều sản phẩm đa dạng phong phú, hứa hẹn là điểm mua sắm thú vị cho du khách. 
Hoạ sỹ Nguyễn Thị Kim Đức ghi hình trước khu trưng bày bức tranh của mình.
Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam; lễ khánh thành trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP quận Tây Hồ - phố Trịnh; khai mạc triển lãm không gian nghệ thuật sắp đặt sen; triển lãm ảnh sen trong đời sống Việt; chương trình khảo sát - hội nghị “Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024”; đêm nhạc “Trịnh Công Sơn và những người bạn”; ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ” với sự tham gia của 7.000 người đạp xe quanh hồ Tây...
Đặc biệt, bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh" của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày trang trọng tại lễ hội lần này. Mặc dù rất lo ngại với kiểu thời tiết nắng mưa đan xen trong ngày tác động dễ khiến bức tranh sơn dầu bị ảnh hưởng. Song, họa sỹ Kim Đức vẫn mong muốn được góp phần nhỏ bé cùng chia sẻ niềm vui đến với những người yêu sen khi lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội độc đáo này.
Bức tranh "Sen liên hoa tịnh cảnh" cùng tô điểm cho vẻ đẹp của lễ hội.
Bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh" đã dành được sự quan tâm, yêu mến của nhiều người thông qua triển lãm Sen Việt năm 2023 được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Với những ai chưa có dịp chiêm ngưỡng, tham gia lễ hội lần này là cơ hội để ngắm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh" trong không gian tôn vinh vẻ đẹp của sen rất ý nghĩa. Bức tranh đã được gia trì bởi các vị cao tăng của Việt Nam như Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng - Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam,  Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam,... Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII, Đức tăng thống Myanma Sayadaw Sandimar Bhivamsa khi tới Việt Nam cũng đã chiêm ngưỡng và gia trì cho bức tranh hữu duyên này.
Cùng với hàng ngàn bông Sen tỏa hương thơm ngát, bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh" được dịp cùng khoe sắc mang đến nguồn gió tươi mát, xua tan nắng nóng của mùa hè, tạo nguồn năng lượng tích cực cho những người đến tham gia lễ hội sen được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội.
Lễ hội hứa hẹn là điểm hấp dẫn du khách khi đến Thủ đô tham quan, mua sắm và khám phá những sản phẩm độc đáo chứa đựng văn hoá đặc sắc được tạo nên từ cây sen. 
Một số hình ảnh lễ hội:
PV
   
 
 
 
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top