Từ “không gian ảo” đến … “hệ lụy thật” (Kỳ 1)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã mang lại cho mỗi quốc gia những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn.
Để “môi trường không gian ảo” trở thành nơi “đáng sống":

Mạng xã hội đang gây ra những hệ lụy khôn lường trong đời sống thực. Nguồn VTC

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển vượt bậc ngày nay, thế giới dường như đã trở nên “phẳng” hơn và phương pháp tiếp cận cũng như truyền tải thông tin đã gần như trở nên ngay lập tức. Trước thực trạng đó, các phương tiện truyền thông đang có xu hướng chạy đua để giành giật ngôi vị quán quân về tốc độ xuất bản tin tức, nhằm thu hút được nhiều độc giả. Với sự ra đời của công nghệ truyền thông hiện đại, “cuộc đua” này đã đạt đến mức độ nguy hiểm mang tính báo động khiến nhiều người phải giật mình.

“Không gian ảo” – Nguyên nhân của những sai lầm

Tốc độ lan truyền tin tức “khủng khiếp” của các phương tiện truyền thông đang gây ra những sai lầm phức tạp. Các sự kiện được đưa tin và tương tác qua lại mà không qua bất kỳ sự kiểm duyệt nào đã tạo ra những câu chuyện sai lệch, hay còn gọi là những tin tức giả (fake news). Những tin tức đó có thể nhanh chóng lan rộng tạo nên dư luận tiêu cực về một vấn đề vốn dĩ tích cực nào đó làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý công chúng.

Bất cứ ai từng tiếp cận với tin tức trên Internet hay mạng xã hội đều biết rằng, tốc độ “tin tức nóng bỏng” trên mạng xã hội có thể được lan truyền nhanh chóng chỉ với một vài thao tác đơn giản. Trong khi đó, những gì báo chí chính thống có thể làm được để những thông tin chính thống và chuẩn xác đến được với công chúng có thể phải kéo dài mất nhiều giờ, nhiều ngày và thậm chí còn lâu hơn nữa.

Thông tin thất thiệt trên mạng xã hội có nguy cơ gây ra những bất ổn xã hội. Ảnh minh họa

Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện một đồng chí Bí thư tỉnh ủy tại một tỉnh khu vực Bắc Miền Trung bị tung thông tin thất thiệt trên mạng xã hội (facebook) với thông tin có bồ nhí là một nữ cán bộ đang công tác tại Đài truyền hình địa phương. Sau khi thông tin thất thiệt được tung lên “không gian ảo”, tốc độ lan truyền thông tin diễn ra khủng khiếp, lập tức gây xôn xao dư luận và gây ra không ít bất ổn xã hội cũng như niềm tin của công chúng đối với cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đó nói riêng và tổ chức Đảng nói chung.

Sự việc sau đó đã được cơ quan điều tra kết luận chính thức là thông tin thất thiệt và không có thật. Tuy nhiên, để thông tin chính thống này trực tiếp tác động đến được những đối tượng công chúng trước đó đã bị dẫn dắt bởi thông tin thất thiệt kia quả thực lại là một hành trình đầy gian truân vất vả của các cơ quan truyền thông chính thống. Không những thế để xóa đi những hoài nghi của công chúng trong sự việc này gần như không thể thực hiện được. Vụ việc sử dụng mạng xã hội để gây tâm lý bất ổn trong xã hội nói trên có thể được đem ra để các chuyên gia nghiên cứu và xem xét như một ví dụ điển hình về mặt trái của “không gian ảo” đối với đời sống thật ngoài xã hội.

Để “môi trường không gian ảo” trở thành nơi “đáng sống". Ảnh minh họa

Tạo dư luận có chủ đích từ “Không gian ảo”

Trong cuốn sách “Không còn thời gian để suy nghĩ”, tác giả Rosenberg và Feldman không đổ lỗi cho các nhà sản xuất tin tức về những thay đổi trong phương thức truyền tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, nhưng có vẻ họ đã khéo léo và tinh tế trong việc đổ lỗi cho các nhà sản xuất về cách thức tổ chức sản xuất tin tức hiện tại đã tạo ra một thị trường cạnh tranh “tin nhanh” không lành mạnh, khi mà tốc độ đang là thứ chiếm ưu thế thay vì chất lượng tin tức.

Vậy, hình thức tin tức nhanh nhất có thể là gì? Nếu nghĩ rằng “truyền hình trực tiếp” hay “live stream” về một sự kiện nào đó là nhanh nhất có vẻ như chúng ta đã nhầm vì có một thứ còn nhanh hơn tin tức trực tiếp đó là tin tức được chuẩn bị từ trước khi sự kiện diễn ra theo một kịch bản được sắp đặt sẵn, và đó chính là những tin tức được hiểu là tin giả, đang ngày càng hoành hành một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội.

“Fake news” có thể là tin tức giả, hoàn toàn sai sự thật được tung lên mạng xã hội, tuy nhiên, “fake news” đôi khi cũng là những tin tức thật, nhưng được dựa trên một kịch bản có sẵn nhằm tạo ra một sự kiện nào đó và mọi tin tức về sự kiện đó đã được chuẩn bị sẵn từ trước nhằm tung lên “không gian ảo” để tạo ra một làn sóng dư luận có chủ đích. Đặc biệt, nếu kịch bản đó được chuẩn bị để tạo ra một dư luận xấu, nó sẽ nhanh chóng tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý, xã hội của công chúng và gây ra một áp lực ghê gớm đến đối tượng mà kịch bản đã được chuẩn bị từ trước định hướng đến. Những hệ lụy từ “không gian ảo” đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra và dường như nó đã trở thành một hệ lụy thực sự đang hiện hữu trong mọi mặt của đời sống xã hội, gây ra không ít những áp lực đối sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

Trước thực trạng đó, cần phải ngăn chặn những nguy cơ, những mầm mống gây bất ổn định xã hội xuất hiện ngay trên môi trường “xã hội ảo”, cần có những giải pháp mạnh mẽ và toàn diện để môi trường “xã hội ảo” không còn là “miền đất hứa” nuôi dưỡng những “tư tưởng cực đoan” tạo ra những “hệ lụy thật” làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Thanh Hòa – Hữu Tuấn

  SERIES: Để “môi trường xã hội ảo” trở thành nơi “đáng sống”:

>>> Kỳ 1: Từ “không gian ảo” đến … “hệ lụy thật”
>>> Kỳ 2: "Thanh bảo kiếm chữa lành các vết thương" trên “không gian ảo”
>>> Kỳ 3: Cần công cụ hữu hiệu quản lý “xã hội ảo”
>>> Kỳ 4: Đi tìm giải pháp cho một “môi trường ảo đáng sống”

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top