Khi nhà báo vô tình ứng xử nhẫn tâm

Đạo đức báo chí là những nguyên tắc xử sự đúng đắn trong hoạt động nghề trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm, trên cơ sở lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo. Nhưng đời sống báo chí hết sức đa dạng và không phải trường hợp nào cũng dễ dàng chọn lựa đúng sai, nên hay không nên.

Báo chí đang khai thác quá giới hạn đời tư của người nổi tiếng. Ảnh minh họa

Từ những câu chuyện thật

Mới đây, một số báo khi tường thuật đám tang của một nghệ sĩ tài hoa, vô tình hay cố ý, đã đưa nhiều hình ảnh người thân của nghệ sĩ ấy với góc máy cận cảnh, với những khoảnh khắc đau thương. Dư luận phản ứng nặng nề về chuyện này. Đã có ý kiến cho rằng, “báo chí đang khai thác quá giới hạn vào nỗi đau của những người ở lại”.

Câu chuyện này gợi nhớ lại rất nhiều tình huống báo chí tương tự:

- Cách đây không lâu, một em học sinh lớp 7 ở Gia Lai ăn cắp sách tại một siêu thị bị nhân viên bảo vệ bắt, trói em và đeo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” vào cổ rồi chụp ảnh đưa lên trang facebook cá nhân cũng gây ồn ào trên báo chí. Đa phần các bài báo viết về sự kiện này đều phê phán hành vi của nhân viên bảo vệ siêu thị. Dù với mục đích như thế, nhưng các tác giả lại khai thác tấm hình cháu bé bị trói và đeo tấm biển ấy (không làm mờ gương mặt) để đăng báo.

- Trưa 5/5/2015, di cốt thiếu tá Nguyễn Anh Tú - một trong hai phi công tử nạn trong sự cố 2 máy bay SU22 va chạm nhau trên biển Bình Thuận - được đưa về quê nhà Hải Phòng trên một chuyến bay dân sự. Thông tin này đăng lên báo mạng với hình ảnh chụp tại sân bay, lúc di cốt đựng trong chiếc túi xách vừa được các chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không Quân đưa ra khỏi máy bay. Bức ảnh này đã gây ra một cơn bão tranh luận trên mạng xã hội với những lời bình ác ý, cho rằng Quân đội đã thiếu sự tôn trọng trong việc này.

Sự thật là gì? Bộ Quốc phòng đã hết sức nỗ lực và tốn kém trong 16 ngày đêm trước đó để tìm kiếm thi thể hai phi công và đưa về TP.HCM làm lễ truy điệu tại nhà tang lễ của Bộ với đầy đủ nghi thức trang trọng nhất, với sự có mặt của các tướng lĩnh cao cấp của Quân đội Việt Nam. Sau đó, di hài hai phi công đã được đưa đi hỏa táng. Sau lễ hỏa táng, tro cốt đã được bàn giao cho gia đình để người thân đưa về quê an táng theo ý nguyện. Chuyến bay đưa tro cốt liệt sĩ Nguyễn Anh Tú về quê nhà là chuyến bay do gia đình tổ chức (có sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Quốc phòng) và đây là chuyện dân sự hoàn toàn. Túi xách đựng tro cốt của liệt sĩ cũng là di vật của anh, và việc dùng túi xách ấy đựng di cốt trên chuyến bay là nguyện vọng của gia đình, đồng thời, để tránh ảnh hưởng tới những hành khách khác trên cùng chuyến bay.

Điều đáng tiếc là ngay sau đó, nhiều bài báo khai thác thông tin theo “dư luận mạng”, mà nhiều người cho rằng đó là hình thức “câu khách” trên một cái chết, một sự hy sinh.

- Mấy năm trước, khi dịch cúm H5N1 xuất hiện, người dân được các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên ăn tiết canh gia cầm. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến cáo, còn chuyện ăn tiết canh thì ai cũng biết là không hề vi phạm pháp luật lẫn đạo đức. Một phóng viên trẻ của đài truyền hình nọ khi thực hiện phóng sự cảnh báo về tình trạng buôn bán tiết canh đã tìm đến một số quán nhậu, quán cháo vịt ở nông thôn để ghi hình.

Phóng viên này cũng nhờ một số khách hàng “hợp tác” để ghi được những cú cận gương mặt, những động tác “zoom in” rất phản cảm rồi dựa trên những hình ảnh đó để phê phán hiện tượng sử dụng tiết canh vịt tràn lan. Khi phóng sự lên sóng, nhiều “người trong cuộc” đã thật sự sửng sốt khi nhận ra ý đồ của nhà báo. Rất may cho anh phóng viên này là họ chỉ gọi điện đến cơ quan đài để phản hồi vì bức xúc chứ không kiện.

- Năm ngoái, phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng” nói về chuyện hút shisha trong học sinh do VTC14 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thực hiện trở thành chuyện ồn ào trên truyền thông. Nhiều người đã phản ứng gay gắt trước việc dàn dựng, gài bẫy của nhà báo khi thực hiện tác phẩm, cho dù những người thực hiện nhân danh nội dung “cảnh báo về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống giới trẻ”.

Đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Những ví dụ như thế không khó tìm trong đời sống truyền thông hôm nay.

Ứng xử của nhà báo trong nhiều trường hợp là những chọn lựa cực kỳ nghiệt ngã: nên hay không nên?
Những biểu hiện ứng xử nhẫn tâm có khi chỉ thể hiện qua một câu phỏng vấn, một góc máy, một hình ảnh bị dàn dựng, một đoạn trả lời của nhân vật bị cúp cắt, một hình thức lạm dụng nhập vai để gài bẫy đối tượng...

Nhiều nhân vật của báo chí bị đối xử không công bằng, và có phần nhẫn tâm như những ví dụ trên đây có thể là vô tình.

Nhà báo có khi do quá nhiệt tình mà vi phạm đạo đức. Chính vì thế, việc trang bị những hiểu biết về nguyên tắc đạo đức nghề cho người làm báo cần được các cơ quan báo chí chỉ ra từ những tình huống cụ thể như thế./.

Phan Văn Tú

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top