Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI
05:29 23/04/2020
- Hoạt động công tác Hội
Hội Nhà báo Việt Nam ban hành văn bản số 177/HD-HNBVN với nội dung hướng dẫn tổ chức Đại hội các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tạp chí Người Làm Báo xin đăng toàn văn hướng dẫn này.
Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI
CHUYÊN MỤC: ĐẠI HỘI XI - HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
Thực hiện Thông báo số 113/TB-HNBVN, ngày 26/4/2019 về Kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 10 (khóa X), Kế hoạch số 132/KH-HNBVN ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam về việc tổ chức đại hội các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam hướng dẫn quy trình, nguyên tắc tổ chức Đại hội, cụ thể như sau:
I. ĐẠI HỘI CẤP CƠ SỞ
1. Nhiệm kỳ đại hội
Thời gian 1 (một) nhiệm kỳ của Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố và các Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội là 5 năm (60 tháng), của Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội và Chi hội Nhà báo trực thuộc các cấp Hội là 2 năm rưỡi (30 tháng).
Để phù hợp với thời gian nhiệm kỳ Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI cũng như các nhiệm kỳ sau, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ trong các năm 2018, 2019 thì không tổ chức đại hội mà tổ chức Hội nghị để thực hiện các nội dung cần thiết của Đại hội lần thứ XI.
Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội chưa tổ chức đại hội nhiệm kỳ, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tại Công văn số 53/CV-ĐĐHNBVN ngày 05/5/2019, sau khi xin ý kiến của cấp ủy Đảng trực tiếp, điều chỉnh thời gian tổ chức đại hội gần với thời gian tổ chức Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (Đại hội các cấp Hội trực thuộc Trung ương Hội phải hoàn thành chậm nhất trong tháng 6/2020). Trong thời gian thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, nếu có thay đổi về mô hình tổ chức của cơ quan báo chí, các cấp Hội báo cáo về Trung ương Hội để kiện toàn kịp thời.
2. Tên gọi
2.1. Tên gọi cho đại hội đại biểu, đại hội toàn thể của các cấp Hội:
- Đại hội đại biểu: Đại hội đại biểu + tên đơn vị (Hội Nhà báo các tỉnh/thành phố; Liên Chi hội, Chi hội trực thuộc Trung ương Hội), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ... Ví dụ: Đại hội đại biểu Hội Nhà báo thành phố Hà Nội lần thứ…, nhiệm kỳ…;
- Đại hội toàn thể: Đại hội + tên đơn vị, lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ… Ví dụ: Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang, lần thứ …, nhiệm kỳ ...
2.2. Tên gọi cho Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể (nơi không tổ chức đại hội):
- Hội nghị đại biểu: Hội nghị đại biểu + tên đơn vị, lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ… Ví dụ: Hội nghị đại biểu Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, lần thứ…, nhiệm kỳ…;
- Hội nghị toàn thể: Hội nghị + tên đơn vị, lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ.... Ví dụ: Hội nghị Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang, lần thứ…, nhiệm kỳ…
2.3. Tên gọi cho Đại hội, Hội nghị Chi hội (Liên Chi hội) trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh/thành phố, Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội:
- Đại hội: Đại hội + tên đơn vị (Chi hội Nhà báo, Liên Chi hội Nhà báo), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ…. Ví dụ: Đại hội Chi hội Nhà báo Báo Cần Thơ, lần thứ …, nhiệm kỳ….;
- Hội nghị: Hội nghị + tên đơn vị, lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ....Ví dụ: Hội nghị Chi hội Nhà báo Báo Hà Giang, lần thứ…, nhiệm kỳ… (Kèm theo mẫu)
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam năm 2015. Ảnh: TL
II. NỘI DUNG
Đại hội Hội nhà báo các cấp thực hiện 4 nội dung sau: (1) Tổng kết thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ vừa kết thúc, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020-2025; (2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI và các văn kiện đại hội của Hội Nhà báo cấp trên trực tiếp; (3) Bầu Ban chấp hành Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố; Liên Chi hội Nhà báo, Ban thư ký Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội và các Chi hội thuộc các cấp Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; (4) Bầu đoàn đại biểu (hoặc đại biểu) dự Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI.
1. Chuẩn bị văn kiện đại hội
1.1. Văn kiện: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, Ban Thư ký đương nhiệm trình tại Đại hội (Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm kỳ hiện nay, phương hướng nhiệm kỳ mới); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Thư ký đương nhiệm; Dự thảo Nghị quyết đại hội. Văn kiện đại hội các cấp Hội đánh giá toàn diện kết quả đạt được, hạn chế của hoạt động báo chí và hoạt động Hội; Quán triệt quan điểm chỉ đạo, định hướng hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Hội Nhà báo cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng.
1.2. Đối với các cấp Hội tổ chức Hội nghị (không tổ chức đại hội): Xây dựng Dự thảo Báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
1.3. Quy trình xây dựng văn kiện: Ban Chấp hành, Ban Thư ký các cấp Hội thành lập các tiểu ban/tổ giúp việc Đại hội và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó tiểu ban/tổ giúp việc nội dung chuẩn bị đề cương, tài liệu để tiến hành xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội.
1.4. Ban Chấp hành, Ban Thư ký các cấp Hội chuẩn bị dự thảo Nghị quyết đại hội bao gồm những nội dung cơ bản, quan trọng của báo cáo chính trị để hội viên góp ý và đại hội thảo luận, quyết định.
1.5. Ban Chấp hành, Ban Thư ký tổ chức cho cán bộ, hội viên góp ý dự thảo văn kiện, sau đó bổ sung, hoàn chỉnh trình xin ý kiến cấp uỷ Đảng, Hội Nhà báo cấp trên trực tiếp trước khi trình đại hội.
2. Thảo luận
2.1. Thảo luận dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Thư ký đương nhiệm; Nghị quyết Đại hội của cấp Hội.
2.2. Thảo luận các văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XI: Đại hội, Hội nghị các cấp Hội thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đại hội lần thứ XI gồm: Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XI, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản khác (nếu có).
Các cấp Hội tổ chức họp toàn thể hội viên quán triệt kế hoạch tổ chức Đại hội, giới thiệu các văn kiện để hội viên tham gia ý kiến và tổng hợp ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XI theo Hướng dẫn. Các ý kiến đóng góp toàn diện, đánh giá cụ thể kết quả và hạn chế. Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo và Ban Thư ký Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội hoàn chỉnh các văn bản tổng hợp ý kiến gửi về Trung ương Hội (qua Ban Công tác Hội) trước ngày 30/6/2020 (theo dấu Bưu điện).
3. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra
3.1. Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra các cấp Hội phải đảm bảo các quy định chung về tiêu chuẩn cán bộ. Lưu ý: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, kinh nghiệm trong hoạt động báo chí và hoạt động Hội; Năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; Có uy tín và khả năng tập hợp hội viên, biết vận động các nguồn lực trong và ngoài đơn vị phục vụ cho hoạt động của tổ chức Hội.
3.2. Độ tuổi ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội: Nhân sự tham gia lần đầu Ban Chấp hành phải bảo đảm ít nhất đủ 1 nhiệm kỳ 5 năm (60 tháng); Trường hợp tái cử vào Ban Chấp hành phải đủ tuổi công tác ít nhất 30 tháng trở lên theo chế độ hưu trí, tính từ ngày tổ chức Đại hội. Trường hợp đặc biệt cấp ủy Đảng cấp trên trực tiếp quyết định.
Độ tuổi ủy viên Ban Thư ký Chi hội Nhà báo: Nhân sự tham gia lần đầu phải bảo đảm ít nhất đủ 1 nhiệm kỳ 2 năm rưỡi (30 tháng); Trường hợp tái cử phải đủ tuổi công tác ít nhất 15 tháng trở lên theo chế độ hưu trí, tính từ ngày Đại hội. Trường hợp đặc biệt do cấp ủy Đảng cấp trên quyết định.
3.3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội: Căn cứ tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị cụ thể của địa phương, đơn vị để xác định số lượng ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020-2025 từ 9-15 ủy viên.
Số lượng ủy viên Ban Thường vụ của các cấp Hội có trên 700 hội viên không quá 7, các cấp Hội còn lại không quá 5.
Số lượng Phó Chủ tịch của các cấp Hội có trên 700 hội viên không quá 3, các cấp Hội còn lại không quá 2.
Số lượng ủy viên Ban Thư ký Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội từ 3-5 người. Trong đó có 1 Thư ký, 1 Phó thư ký, 1 ủy viên- phụ trách công tác kiểm tra. Đối với những Chi hội có từ 50 hội viên trở lên có không quá 2 Phó thư ký.
3.4. Quy trình giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra, cán bộ phụ trách kiểm tra: Ban Thường vụ cấp triệu tập Đại hội tiến hành giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra, cán bộ phụ trách kiểm tra và các chức danh chủ chốt.
Trên cơ sở Hướng dẫn của Trung ương Hội, căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, Ban Thường vụ xây dựng và hướng dẫn tiêu chuẩn, dự kiến cơ cấu, số lượng ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh để các cấp Hội trực thuộc thảo luận và giới thiệu nhân sự. Ban Thường vụ các cấp Hội đương nhiệm chuẩn bị danh sách nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và dự kiến phân công khóa mới, báo cáo xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. (Văn bản giới thiệu của Hội cấp dưới phải có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp); Tiến hành xác minh đối với những trường hợp cần thiết.
Hồ sơ nhân sự bao gồm: 1) Sơ yếu lý lịch; 2) Bản nhận xét, đánh giá của cơ quan nơi công tác và cấp ủy Đảng cùng cấp. Trường hợp đơn vị chưa có tổ chức Đảng, phải có ý kiến của cơ quan chủ quản.
3.5. Đại hội bầu Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra, cán bộ phụ trách kiểm tra bằng phiếu kín; Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội bầu Ban Kiểm tra có từ 3-7 thành viên; Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội bầu cán bộ phụ trách kiểm tra. Sau khi bầu Ban Chấp hành, Ban Thư ký mới giới thiệu bầu Ban Kiểm tra, cán bộ phụ trách kiểm tra. Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Đoàn chủ tịch đại hội sẽ chuẩn bị danh sách bầu Ban Kiểm tra. Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm tra, cán bộ phụ trách kiểm tra do đại hội bầu.
3.6. Đại hội bầu Ban kiểm phiếu, Trưởng ban Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu, tiến hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử.
4. Bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tổng số đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc dự kiến là 480-500. Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X là đại biểu đương nhiên.
- Các cấp Hội bầu đại biểu dự Đại hội lần thứ XI bằng phiếu kín. Số lượng đại biểu được bầu theo tỷ lệ 1/50 căn cứ danh sách hội viên của các cấp Hội đã được chốt trước thời điểm 31/12/2019. Đại biểu trúng cử phải có số phiếu bầu quá nửa số hội viên được triệu tập.- Tiêu chuẩn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI: Có Thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam giai đoạn 2016-2021; Có bản lĩnh chính trị vững vàng, quan điểm đúng đắn, có năng lực, có trình độ nghiệp vụ; Có đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới báo chí và hoạt động Hội; Không vi phạm pháp luật, Luật Báo chí, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.- Một số quy định cụ thể khác về việc bầu đại biểu:+ Khi bầu đại biểu theo tỷ lệ 1/50, đối với đơn vị có số dư từ 30 hội viên trở lên thì được bầu thêm 1 đại biểu chính thức.
+ Các Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội dưới 50 hội viên sẽ được ghép theo cùng ngành nghề, bộ, ban, ngành, đoàn thể để bầu đại biểu đi dự Đại hội lần thứ XI. Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chỉ định Thư ký một Chi hội chịu trách nhiệm tổ chức Hội nghị để bầu đại biểu. Ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam được giao lập kế hoạch và chủ trì việc bầu đại biểu đi dự Đại hội (quy trình bầu theo quy định của cấp đại hội).
Ngoài số lượng đại biểu chính thức, các cấp Hội tùy theo số lượng hội viên bầu từ 1 đến 2 đại biểu dự khuyết theo tiêu chuẩn như đại biểu chính thức để thay thế khi cần thiết.
Văn bản phân bổ số lượng đại biểu được bầu và mẫu danh sách trích ngang của các đại biểu được bầu đi dự Đại hội lần thứ XI sẽ được Trung ương Hội thông báo tới các cấp Hội.
5. Giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam
5.1. Về tiêu chuẩn
Nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 là hội viên tiêu biểu (Thẻ hội viên giai đoạn 2016-2021), đại diện cho các thế hệ nhà báo của các cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, đào tạo báo chí của Trung ương và địa phương, đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị; học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó cần nhấn mạnh về lập trường tư tưởng chính trị, năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc, tư duy đổi mới, sáng tạo, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý những vấn đề mới nảy sinh; có uy tín, đoàn kết và quy tụ đội ngũ hội viên - nhà báo, sâu sát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, minh bạch, công tâm.
Lãnh đạo chủ chốt Ban Chấp hành khóa XI phải thực sự tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn và hiệu quả công tác, phải kinh qua lãnh đạo chủ chốt Ban Chấp hành, Ban Thư ký các cấp Hội trực thuộc. Trường hợp đặc biệt sẽ do Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội quyết định.
5.2. Về cơ cấu và độ tuổi
5.2.1. Về cơ cấu
Nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI có cơ cấu vùng, miền hợp lý để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của công tác Hội.
Ngoài danh sách được các cấp Hội giới thiệu, tại Đại hội, các đại biểu chính thức sẽ thực hiện quyền ứng cử và đề cử để bầu vào Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI.
Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành khóa XI không dưới 15%; Tỷ lệ độ tuổi dưới 40 không dưới 10%.
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI giới thiệu dự kiến như sau:
1. Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố: Mỗi Cụm giới thiệu không quá 2 người; Riêng các Cụm thi đua có Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu không quá 3 người. Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì hội nghị lãnh đạo các Cụm thi đua để lập danh sách. Các Cụm thi đua hiệp y giới thiệu nhân sự vào kỳ họp Tổng kết phong trào thi đua cuối năm 2019.2. Các Liên Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội: giới thiệu không quá 10 người.3. Các Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội: giới thiệu không quá 10 người.4. Cơ quan Trung ương Hội: giới thiệu không quá 10 người.Trường hợp đặc biệt do Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam quyết định.
Đại hội quyết định và trình danh sách nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa XI trình đại hội để chính thức bầu.
5.2.2. Về độ tuổi
Căn cứ Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, căn cứ tình hình thực tế công tác Hội, nhân sự tham gia lần đầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI phải bảo đảm ít nhất đủ 1 nhiệm kỳ 5 năm (60 tháng).
Trường hợp tái cử vào Ban Chấp hành khóa XI phải đủ tuổi công tác ít nhất 30 tháng trở lên theo chế độ hưu trí, tính từ tháng 10/2020. Trường hợp đặc biệt sẽ do Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Việc chuẩn bị danh sách nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra Trung ương Hội hoàn thành trước ngày 30/6/2020. Giao Tiểu ban Nhân sự đôn đốc, theo dõi, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Đại hội lần thứ XI, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội.
6. Về chuẩn bị nhân sự Ban Kiểm tra
Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành khóa XI, Đoàn chủ tịch đại hội sẽ chuẩn bị danh sách bầu Ban Kiểm tra. Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm tra trung ương Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI do đại hội bầu.
Quang cảnh Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam năm 2015. Ảnh: TL
III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
Sau khi các cấp Hội hoàn tất những công việc chuẩn bị nêu trên, Ban Chỉ đạo Đại hội lần thứ XI sẽ họp vào đầu quý III năm 2020 để cho ý kiến về công tác đã triển khai; quyết định các công việc khác cũng như ấn định thời gian cụ thể tiến hành Đại hội lần thứ XI.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2020 (2 ngày họp nội bộ, 1 ngày họp công khai). Lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ dự và chỉ đạo Đại hội.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các cấp Hội nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, xin ý kiến của cấp ủy trước khi triển khai thực hiện. Lãnh đạo các cấp Hội phát huy vai trò người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể.
Các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam được phân công phụ trách 10 Cụm thi đua có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện.
Các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XI, các ban, đơn vị Cơ quan Trung ương Hội đoàn kết phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đã được phân công.
TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH
(đã ký)
THUẬN HỮU
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Hội Nhà báo Việt Nam nhận cờ thi đua dành cho tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 (08:42 07/01/2025)
- Mùa giải ảnh: Khoảnh khắc Báo chí 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng về chất lượng (02:42 06/12/2024)
- Hội thảo báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số (11:27 06/12/2024)
- Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam làm việc với lãnh đạo TP. Cần Thơ (01:53 05/12/2024)
- Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 (08:49 03/12/2024)