HDBank mở mới 21 điểm giao dịch trong năm 2021, phục vụ thêm hàng triệu khách hàng

Trong tuần cuối cùng của năm 2021, HDBank đã đánh dấu sự có mặt ở Cao Bằng và Tuyên Quang, góp phần phủ rộng quy mô tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nâng tổng số điểm giao dịch của HDBank khu vực miền Bắc lên 113 điểm. Tất cả điểm giao dịch mới của HDBank đều được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian rộng rãi và tiện nghi nhằm mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Nếu chỉ tính riêng trong năm 2021, cùng với Yên Bái, Cao Bằng và Trà Vinh…, HDBank đã hoàn tất mở mới 21 điểm giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của HDBank lên 329 điểm trên cả nước.

Có thể nói, những năm gần đây, tận dụng thế mạnh mạng lưới rộng khắp, tiên phong chuyển đổi số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ số hóa hiện đại; HDBank đã linh hoạt áp dụng và triển khai nhiều chính sách, chương trình, gói sản phẩm nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển khách hàng nhỏ lẻ, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc năm 2020 và mức tăng trưởng duy trì tích cực trong năm 2021 cho thấy, sau một quá trình đầu tư phát triển mạng lưới, đến nay, HDBank đã khai thác hiệu quả, phát huy những thế mạnh riêng có của mình.

Vượt lên thách thức của đại dịch Covid-19, 9 tháng năm 2021, hoạt động kinh doanh của HDBank vẫn tăng trưởng mạnh và bền vững với tổng tài sản đạt 346.355 tỷ đồng; dư nợ tăng 16,1% so với cùng kỳ; tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ duy trì thấp dưới 1%; vốn chủ sở hữu đạt 29.270 tỷ đồng; các tỷ lệ an toàn thanh khoản khác đều tốt hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; tổng thu nhập hoạt động 9 tháng năm 2021 vượt 12.128 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.

Với số lượng mạng lưới giao dịch tăng mạnh qua mỗi năm, đây là một trong những giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa người dân với HDBank, đặc biệt tại khu vực miền núi và nông thôn, góp phần đưa HDBank trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường với hệ sinh thái đặc quyền hơn 20 triệu khách hàng từ hàng không, siêu thị, viễn thông…

Một trong 21 điểm giao dịch trong năm 2021 được HDBank mở mới

Song song với kế hoạch mở rộng điểm giao dịch để đến gần hơn với khách hàng, cùng với chiến lược chuyển đổi số để thúc đẩy vai trò ngân hàng hàng đầu bán lẻ, tiêu dùng, SMEs, HDBank đang phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động như ứng dụng số hóa, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện dịch vụ…

Theo đó, việc mở rộng mạng lưới giao dịch vừa giúp HDBank tối ưu hóa mục tiêu cung cấp danh mục sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng hiệu quả cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt ở khu vực miền núi, nông thôn, vùng xa, cũng như góp sức tăng mức độ nhận diện, hình ảnh thương hiệu HDBank.

Qua 32 năm phát triển, HDBank - Happy Digital Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng cao về mọi mặt, hoạt động trên nền tảng ứng dụng số hóa mạnh mẽ.

HDBank đã tăng tốc triển khai số hóa đồng bộ với các dự án trọng điểm như: Số hóa hành trình khách hàng mang đến trải nghiệm mới mẻ và thuận tiện (mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, cho vay trực tuyến thế chấp bằng tải khoản tiền gửi); số hóa hành trình khách hàng trực tuyến với các công nghệ tiên phong như định danh khách hàng điện tử (eKYC), eKYC nâng cao tích hợp xác thực qua video call...; số hóa hệ thống truyền thông và trao đổi nội bộ; thu thập và phân tích dữ liệu lớn; trợ lý tổng đài ảo đáp ứng nhu cầu đa dạng và mang lại những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Cùng với tăng tốc số hóa, gia tăng phát triển các dịch vụ thông minh trên nền tảng số, thời gian tới, HDBank dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới mạnh mẽ hơn nữa, tương ứng với quy mô ngày càng lớn của ngân hàng, cũng như nhu cầu còn rộng lớn của thị trường, hướng đến khai thác các dư địa HDBank như mảng thẻ, bảo hiểm và các dịch vụ khác… Từ vùng cao đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc…, với mỗi cột mốc phát triển, mỗi sự hiện diện trên vùng đất mới; HDBank tự hào mang đến lợi ích cao nhất đến với khách hàng.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top