Hàng ngàn du khách dự Lễ giỗ cụ Nguyễn Trung Trực

23:36 27/09/2016 - Văn hóa xã hội
Hàng năm cứ đến ngày 26-28/8 AL, Ban quản lý đình thần Nguyễn Trung Trực lại tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc chống thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng hàng chục vị tướng sĩ khác. Đây là một sự kiện mà được UBND huyện Phú Quốc chú trọng.
Khám phá đảo ngọc Phú Quốc:

Theo ông Nguyễn Văn Bé trưởng Ban Quản lý di tích đình thần Nguyễn Trung Trực cho biết hàng năm cứ đến giỗ cụ, có khoảng 18.000 lượt người đến thăm viếng và thắp hương cho cụ. Năm nay là năm thứ 21 BQL đình thần tổ chức giỗ cho Cụ, đây là một hoạt động nhằm tri ân tưởng nhớ đến các anh hùng có công giữ nước.

Ngày 26-28/8 AL hàng năm, Lễ giỗ được tổ chức, Ban quản lý trích từ khoản tiền đóng góp của nhân dân để phục vụ cơm miễn phí cho khách đến dự lễ giỗ.

Lễ giỗ lớn thu hút được nhiều khách thập phương và người dân trên đảo về dự.

Để phục vụ hàng chục ngàn suất cơm trong lễ giỗ của cụ Nguyễn có các tình nguyện viên đến từ các cơ quan đoàn thể, các ấp trên địa bàn xã Gành Dầu, thầy cô giáo của trường THCS Gành Dầu, cùng các em học sinh tình nguyện.

Hiện nay đình cụ Nguyễn đang được xây dựng mới với kinh phí hơn 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Công trình được khởi công từ đầu năm 2016, dự dịnh đến cuối tháng 10/2016 sẽ khánh thành. Do đình thờ xây chưa xong, nên lễ giỗ năm nay vẫn được tổ chức ở đình cũ.

Lịch sử về anh hùng Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.

Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu Phú Quốc.

 

                                                              Hoàng Tuấn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top