Hà Nội: Giải quyết 81.000 hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trong 11 tháng

Ngày 29/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính năm 2023.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam và đại diện các phòng, đơn vị  trả lời nhiều câu hỏi, tiếp nhận góp ý từ các DN, tổ chức_Ảnh: Trần Oanh.

Hiện nay, Sở LĐTB&XH Hà Nội có 170 thủ tục hành chính thuộc 7 lĩnh vực quản lý, đó là: Việc làm - An toàn lao động; Lao động -Tiền lương - Bảo hiểm xã hội; Giáo dục nghề nghiệp; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội.

11 tháng của năm 2023, cơ quan Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 37.702 hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, trong đó số hồ sơ thuộc lĩnh vực việc làm, người có công chiếm tỷ lệ cao. Những năm gần đây, số hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính ngày càng tăng, dự kiến đến hết năm 2023 có khoảng gần 40.000 hồ sơ.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi thẳng thắn về những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2023, dưới sự chỉ đạo của UBND TP, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ, trong đó có cải cách hành chính, thủ tục hành chính. Sở đã rất chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; mua sắm các trang thiết bị nâng cấp bộ phận một cửa; mở khu nhà chờ cho các tổ chức, cá nhân đến thực hiện giao dịch. Đồng thời, Sở LĐTB&XH Hà Nội có những đổi mới như bố trí máy xếp hàng, máy bấm số, thu phí qua mã QR code, chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt…Cùng với đó là số hóa từng phần về hồ sơ hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Đến nay, Phòng Giáo dục nghề nghiệp số hóa toàn bộ hồ sơ và đưa lên hệ thống. Thực hiện Đề án 06 về chuyển đổi số, sở thực hiện hỗ trợ mai táng phí người có công, chi trả các chế độ trợ cấp thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Kết quả, đến nay, lượng hồ sơ được giải quyết trên Cổng Dịch vụ công quốc gia chiếm 55 - 60%...

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc chung. Tại hội nghị, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tiếp nhận hơn 20 ý kiến góp ý đến từ đại diện các tổ chức, DN về các thủ tục hành chính; sử dụng phần mềm dịch vụ công oninle tuyển dụng giáo viên là người nước ngoài, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ…

Đặc biệt, các tổ chức, DN quan tâm nhiều đến Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể là thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài; có phải ký hợp đồng lao động đối với người nước ngoài di chuyển trong nội bộ DN; DN có cần phải đăng tuyển lao động trước khi ký hợp đồng lao động, thủ tục thu hồi giấy phép lao động và tiếp nhận lao động…

Các câu hỏi, ý kiến của đại diện của các tổ chức, DN đã được Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam và trưởng, phó các phòng, đơn vị trực thuộc trả lời thỏa đáng. Ông Nguyễn Tây Nam cho rằng: Những nhận xét rất tốt về sở là động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình; với những hạn chế, khiếm khuyết thì chúng tôi sẽ tiếp thu, chấn chỉnh để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hơn nữa chất lượng phục vụ. Các kiến nghị, đề xuất vượt thẩm quyền, sở sẽ ghi nhận, tổng hợp và gửi tới các cơ quan có trách nhiệm giải quyết để trong thời gian sớm nhất có phản hồi tới doanh nghiệp.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top