Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đừng “gieo gió” để “gặt bão”

20:01 18/10/2016 - Đời & Nghề
Khai thác ưu thế nổi bật, lại biết đánh “trúng” vào tâm lý hiếu kỳ, tò mò của một bộ phận độc giả nên thời gian qua, nhiều tờ báo điện tử ở nước ta đã “ngấm ngầm” thực hiện một cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt bằng cách rút tít giật gân, câu khách.

Làm báo cũng cần tinh tế, khéo léo và nhân văn. Ảnh minh họa

Từ cảnh báo “4 không”

Những cái tít này có đặc điểm chung là: Hình thức không phản ánh đúng nội dung theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”; sử dụng những từ ngữ mạnh, kích thích sự tò mò nhưng thực chất là đánh tráo khái niệm, “đánh lừa” cảm giác người đọc; dùng ngôn từ nước đôi theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” nhằm thu hút sự hiếu kỳ của độc giả; dùng từ ngô nghê, không đúng lúc, đúng chỗ, đúng văn cảnh; sử dụng chữ nghĩa thiếu chuẩn mực, lai căng, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt, thậm chí làm biến dạng, méo mó văn phong tiếng Việt...

Đọc những cái tít sau đây, có lẽ không riêng các nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa, các thầy cô giáo dạy môn ngữ văn, mà tất cả những ai yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng tiếng Việt cũng cảm thấy phiền lòng, thậm chí là “dị ứng” với kiểu dùng từ bất chấp văn phong, văn hóa tiếng Việt như:

Những pha không đỡ nổi, chơi ngu dã man, cười té ghế”;

Soái ca” tè bậy giữa phố bị phạt 200.000 đồng”;

Chú ngựa đẹp trai nhất thế giới khiến dân mạng phát sốt”;

“Cười té ghế với chàng “cao, to, đen, hôi” tìm bạn gái”;

Rùng rợn chuyện heo “thành tinh” báo oán chủ lò mổ”,

Bà vợ hét lên kinh hãi vì ô tô bị “bóng ma” chặn đường”;

Âm mưu Bà Tưng: Từ thả rông, y tá sexy đến... hình ảnh thiếu nhi”;

Đắng lòng “trai vẫy” vật lộn mưu sinh giữa lòng Thủ đô”;

Chân dung thật của thánh nữ “Bà Tưng”;

Loạt người mẫu chân ngắn hội tụ tại Victoria’s Secret Fashion Show phiên bản chó”...

Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Luật Báo chí được tổ chức ở Hà Nội, người đứng đầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã tha thiết đề nghị, khuyến cáo và mong muốn các cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử cần phải hạn chế gây hại độc giả bằng những thông tin “bỏng mắt, đắng lòng”.

Còn trong buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo các cơ quan báo chí tổ chức đúng dịp kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2016), ông Võ Đăng Thiên, Tổng Biên tập Báo điện tử Infonet cũng không ngại ngần nói trước hơn trăm đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí trong cả nước: Báo điện tử muốn giữ vị thế, uy tín, danh dự của mình, thì đừng bao giờ đăng tin, bài, ảnh hay giật tít khiến bạn đọc ghét, bạn đọc sợ, bạn đọc coi thường, bạn đọc buồn nôn!

Nghĩ về 4 nguy cơ của báo chí

Không có lửa làm sao có khói? Có thể ai đó cho rằng, ý kiến trên hơi nặng nề, nhưng những lời nói đó được phát ra từ trách nhiệm chính trị của một người đứng đầu cơ quan báo chí điện tử, thì đó không những là một sự thật cần lên tiếng cảnh báo, mà còn là điều rất đáng suy ngẫm.

 Để bạn đọc ghét, nhà báo và cơ quan báo chí chưa làm tròn chức năng, sứ mệnh là nơi gửi gắm thông tin tin cậy của bạn đọc. Tâm lý “ghét” sẽ dẫn đến nguy cơ bạn đọc ngày càng... xa lánh báo chí!

 Để bạn đọc sợ, nhà báo và cơ quan báo chí chưa thể hiện rõ vai trò là nhịp cầu đưa thông tin lành mạnh, nhân văn, thân thiện đến với bạn đọc. Tâm lý “sợ” sẽ dẫn đến nguy cơ bạn đọc... tẩy chay báo chí!

 Để bạn đọc coi thường, nhà báo và cơ quan báo chí chưa xứng đáng với vị thế xã hội được ví như “thư ký trung thành của thời đại” và người “phò chính, trừ tà” như lời Bác Hồ hằng mong muốn! Tâm lý “coi thường” dễ dẫn đến nguy cơ bạn đọc... khinh bỉ báo chí!

 Để bạn đọc buồn nôn, nhà báo và cơ quan báo chí chưa xem trọng, thậm chí là hạ thấp yếu tố văn hóa trong tác phẩm, sản phẩm báo chí của mình. Tâm lý “buồn nôn” dễ dẫn đến nguy cơ bạn đọc... kinh tởm báo chí!

Thế nhưng, để hướng tới điều không mong muốn đó, nhà báo và cơ quan báo chí đừng bao giờ quên lời tiền nhân từng răn dạy rất chí lý rằng, nếu không muốn “gặt bão” thì đừng bao giờ “gieo gió”. Làm báo, nhìn từ góc độ xã hội, đó là làm chính trị.

Do đó, làm báo cũng phải tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt, chuẩn mực như làm chính trị. Còn nhìn từ khía cạnh đạo đức, làm báo, đó là làm văn hóa. Thế nên, làm báo cũng cần tinh tế, khéo léo, tử tế, nhân văn như làm văn hóa.

Nếu có cùng suy nghĩ, chung quan điểm như trên, những người cầm bút và các cơ quan báo chí sẽ tự mình ngăn ngừa, hạn chế được kiểu làm báo “chụp giật”, giật tít thiếu chuẩn mực và không cung cấp cho công chúng những tác phẩm, sản phẩm báo chí thiếu văn hóa.

Nguyễn Văn Hải

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top