Đề xuất chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu
18:52 01/12/2022
- TRUYỀN THÔNG BHXH VIỆT NAM
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2022-2024.
Đề xuất chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu.
Dự thảo quyết định nêu rõ, chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT thực hiện theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 8/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật BHYT.
Cụ thể, mức chi phí quản lý BHXH bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi BHXH (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BHXH) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH; trong đó, năm 2022 tối đa là 1,59%, năm 2023 tối đa là 1,54% và năm 2024 tối đa là 1,49%.
Mức chi phí quản lý BHTN bình quân giai đoạn 2022- 2024 tối đa là 1,54% dự toán thu, chi BHTN (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BHTN) được trích từ Quỹ BHTN; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Mức chi phí quản lý BHYT bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 3,5% dự toán thu tiền đóng BHYT, được trích từ số tiền thu BHYT; trong đó, năm 2022 tối đa 3,55%, năm 2023 tối đa 3,5% và năm 2024 tối đa 3,45%.
Trường hợp thực hiện thu, chi BHXH, BHTN trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 tính trên số thực thu, thực chi. Trường hợp thực hiện thu BHYT trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 tính trên số thực thu.
Trường hợp thực hiện thu, chi BHXH, BHTN trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý BHXH, BHTN thực hiện theo dự toán đã được giao; trường hợp số thu tiền đóng BHYT trong năm vượt dự toán, mức chi phí quản lý BHYT theo tỷ lệ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 tính trên số thực thu tiền đóng BHYT theo quy định tại Điều 35 Luật BHYT đã được sửa đổi.
Cũng theo Dự thảo, cơ cấu nhiệm vụ chi giai đoạn 2022-2024 trong phạm vi nguồn chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT theo quy định tại Điều 2 Quyết định này gồm 3 nhóm nhiệm vụ chi như sau:
- Chi nhiệm vụ chuyên môn về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia, quản lý người thụ hưởng, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thu, chi, thanh tra, kiểm tra.
- Chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chi hoạt động bộ máy của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và các đơn vị được giao thực hiện chính sách BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc ngành lao động.
Chi hoạt động bộ máy tại điểm c khoản 1 Điều 3 giai đoạn 2022-2024 tối đa bằng 35,3% tổng chi phí quản lý giai đoạn 2022-2024.
Ngoài các quy định trên, Dự thảo quyết định cũng nêu rõ mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Theo đó, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định...
Hải Linh
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- BHXH tự nguyện: Nhiều mô hình thiết thực, tạo “điểm tựa” an sinh vững chắc cho người lao động (09:38 13/05/2023)
- Tập trung mọi nguồn lực trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT (10:05 11/05/2023)
- Đoàn đại biểu Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào thăm và làm việc tại BHXH Việt Nam (02:45 10/05/2023)
- Hướng dẫn thay đổi, cập nhật tài khoản trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (08:41 27/04/2023)
- Đề xuất bỏ quy định chỉ rút bảo hiểm xã hội một lần sau 1 năm nghỉ việc (10:01 10/04/2023)