Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Để Buôn Ma Thuột trở thành phố Cà phê của thế giới trong một ngày không xa…

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột mang sứ mệnh lớn lao, thúc đẩy thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển. Thông điệp trên được ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk - Simexco Daklak nhấn mạnh trong bài phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội.

Theo ông Huy, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ bị giới hạn tại một tỉnh thành mà thật sự đó là Lễ hội Cà phê của Quốc Gia, Lễ hội cà phê Việt Nam. Và, mong muốn một ngày không xa khi thế giới nghĩ về Cà phê Robusta sẽ nhớ đến Việt Nam và nghĩ ngay đến Buôn Ma Thuột, thành phố Cà phê của Thế giới.

Nghĩ về Cà phê là nhớ đến Việt Nam

Tổng Giám đốc Simexco Daklak cho rằng, việc tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột có ý nghĩa hết sức lớn lao để thương hiệu cà phê của Việt Nam tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa. Bởi với định hướng lâu dài xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của Thế giới, Thủ phủ cà phê của Tây Nguyên sẽ là một thuận lợi và là đòn bảy rất lớn. Theo đó, với kết luận số 67-KL/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 72/2922/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; hướng đến xây dựng tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng: cơ sở hạ tầng, giao thông, đường cao tốc, trung tâm logistic, cảng cạn, khu chế xuất; nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuôt thành sân bay quốc tế; thành phố xanh, sinh thái, giàu  bản sắc. 

 Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk - Simexco Daklak chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội.

Đặc biệt, từ ngày 01/01/2023 thành phố Buôn Ma Thuột chính thức được hưởng cơ chế đặc thù đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trong đó có chính sách rất cụ thể liên quan đển đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu về sản phẩm cà phê. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 10% và giảm 50% các loại thuế phí khác. Nếu ai đã từng đến với Buôn Ma Thuột, cũng sẽ rất lưu luyến với khí hậu, cảnh sắc, ẩm thực, văn hóa và con người tại nơi đây. Ông Huy nhấn mạnh.

Nói riêng về lĩnh vực Cà phê trong tỉnh, ông Huy cho biết, Đắk Lắk đã tập trung nhiều nguồn  lực vào các hoạt động để nâng cao chất lượng cà phê theo định hướng phát triển cà phê bền vững, cà phê chất lượng cao. Đáng chú ý, từ năm 2019, UBND tỉnh và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức 4 cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam, Việt Nam Amazing Cup quy mô toàn quốc và đã nhận được sự hưởng ứng tham gia bởi nhiều vùng trồng Cà phê của cả nước, thúc đẩy rất nhanh việc cho ra nhiều sản phẩm cà phê ngon, đặc sản. 

Các sản phẩm đạt giải của cuộc thi đã được Simexco DakLak xuất khẩu và cung ứng cho nhiều nhà rang xay nổi tiếng trên thế giới và cũng gửi đi tham  gia nhiều hội chợ cà phê đặc sản tại các quốc gia khắc khe như Nhật, Hàn Quốc,  Pháp, Mỹ, Ý, Canada, Hà Lan. Đặc biệt, là Robusta đặc sản của Việt Nam đã  được sử dụng làm sản phẩm cho các cuộc thi Barista thế giới vào tháng 9 năm 2022 tại Úc và tháng 4 năm 2023 tại Mỹ. 

Với những gì đã đạt được khẳng định chất lượng cà phê Robusta Việt Nam là ngon hàng đầu trên thế giới. Tiếp nối những thành công trên; chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu để sản phẩm được lan tỏa nhanh hơn và xa hơn.

Với mong muốn một ngày không xa khi thế giới nghĩ về Cà phê Robusta sẽ nhớ đến Việt Nam và nghĩ ngay đến Buôn Ma Thuột, thành phố Cà phê của thế giới. Tương tự như rượu Vang là nhớ đến Bordeaux của Pháp; phim ảnh là nhớ đến Hollywood của Mỹ. Trong menu của quán cà phê toàn thế giới sẽ có “cà phê phin Vietnam” và “cà phê sữa đá”. Tôi tin rằng đây không phải là một ước mơ khi chúng ta bắt tay hành động ngay từ bây giờ. “Đi sẽ đến, làm sẽ thành”.

Thành công từ định hướng sản xuất đa giá trị.

Một số sản phẩm cà phê tiêu biểu của Simexco DakLak

Cũng tại buổi họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, ông Huy đã có những chia sẻ trên vai trò doanh nghiệp của mình, Theo đó, Simexco tự hào là đơn vị kinh doanh cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk đạt doanh số trên 6000 tỷ/năm. Simexco có hệ thống liên kết lên đến 40000 nông hộ với mô hình mô hình quản lý hiện đại như số hóa, kiểm soát thông tin bằng nhật ký điện tử, big data, truy suất nguồn gốc và đã xuất khẩu sản phẩm Cà phê Việt Nam đến trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Trong 30 năm qua, Simexco Daklak luôn là đơn vị tiên phong, đồng hành với ngành cà phê Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng cà phê từ người nông dân đến nhà rang xay theo tư duy kinh tế liên kết, hợp tác. 

Ông Huy cũng chia sẻ, Simexco cũng đã và đang tiên phong triển khai 2 dự án lớn thực hiện các chính sách này; góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành thành phố cà phê của thế giới, chứng minh rằng chúng tôi không chỉ trồng nhiều cà phê mà còn là trung tâm chế biến sâu về cà phê; đa dạng sản phẩm sáng tạo từ cà phê như nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm… , không gian thưởng thức cà phê, nơi đào tạo chuyên nghiệp nghề cà phê của Việt Nam và khu vực.

Từ góc độ của doanh nghiệp, ông Huy cho rằng, lễ hội cà phê lần thứ 8 đã có rất nhiều chương trình mới hấp dẫn, đặc biệt đã và đang mang lễ hội cà phê đến gần hơn tất cả mọi người. Đồng thời, tin rằng sẽ lại có thêm một mùa lễ hội rất thành công và mọi người đến với Ban Mê vì cà phê nhưng mang về sẽ là một kỷ niệm tuyệt đẹp của không gian cà phê, của tháng 3 mùa con ong đi lấy mật; của cái nắng cái gió, của nỗi nhớ nồng nàn và tâm hồn người Tây Nguyên.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top