Đầu năm đi lễ Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy - Lào Cai

23:21 17/02/2022 - Văn hóa xã hội
Từ lâu, đền ông Hoàng Bảy (đền Bảo Hà) ở xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) không chỉ được biết đến là Di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng trong cả nước mà nơi đây còn là địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương mỗi khi đặt chân đến tỉnh Lào Cai.

Đền Bảo Hà - Di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Ảnh: TL

Đền Bảo Hà được xây dựng ngay chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (cách ga Bảo Hà 800m).

Khu vực Đền Bảo Hà phong cảnh hữu tình "Trên bến dưới thuyền" có sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên rất đẹp với kiến trúc truyền thống văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam theo thuyết "Phong thủy", có tiền án, hậu trảm, tả phù, hữu bạt - Là nơi thờ một danh tướng thời Lê, có công dẹp giặc, giữ nước, chiêu dụ nhân dân khẩn điền, khai mỏ - Xây dựng quê hương...

Đến thăm di tích Đền Bảo Hà rất thuận lợi, có nhiều đường giao thông đi lại, nhân dân và du khách thăm quan, vãn cảnh có thể đi bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt một cách tiện lợi.

Ngày 17/7 âm lịch hàng năm, là ngày giỗ ông Hoàng Bảy. Ảnh: Thế Anh

Vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786) khắp vùng phủ Quy Hóa, nhất là châu Thủy Vĩ và châu Văn Bàn luôn bị giặc cướp vùng Vân Nam (Trung Quốc) tràn sang cướp phá. Trong tác phẩm "Hưng Hóa xứ phong thổ lục" của TS. Hoàng Bình Chính viết vào năm 1778 ghi rõ "khắp vùng loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang..." Trước tình hình đó, triều đình cử danh tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ vùng biên ải, tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, Ông tổ chức các thổ ty, tù trưởng, tập luyện cho quân sỹ. Ông là thống lĩnh cho quân thủy, quân bộ tiến đánh Lào Cai, đuổi quân giặc sang vùng Vân Nam.

Sau khi giải phóng phủ Quy Hóa, ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ và đặc biệt là người "Nùng áo xanh" khẩn điền. Khai mỏ xây dựng quê hương.Với công đức và chí khí dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giữ yê bờ cõi nhiều truyền thuyết dân gian ca ngợi, nhân dân tạc dạ ghi ơn ông...

Trong một trận chiến đấu không cân sức với quân xâm lược phương Bắc, danh tướng thứ bảy của triều đình đã anh dũng hy sinh, xác ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà (nơi ngôi đền hiện nay) thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng ngậm ngùi thương nhớ, đưa xác ông lên chôn cất tại đây và xây dựng Đền thờ để tưởng nhớ công tích của người anh hùng. Các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu "Trấn An Hiển liệt", các triều vua nhà Nguyễn sắc phong ông là "Thần Vệ Quốc".

Du khách nô nức đến thăm Đền Bảo Hà đầu xuân 2022. Ảnh: Thế Anh

Ngày 17/7 âm lịch hàng năm, là ngày giỗ ông, nhân dân trong vùng náo nức mở hội lễ. Khắp nơi đến hương nhang, cầu ông phù hộ cho làm ăn được an khang - thịnh vượng.

Ngày 05/11/1997, Đền Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày 07/09/1998 (tức ngày 17/7 năm Mậu Dần) nhân dân xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức lễ hội đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây không những là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Lào Cai, mà còn là của nhân dân cả nước ngưỡng vọng, tôn kính ông Hoàng.

Khánh Hương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top