Cuộc kết hôn của hai cỗ máy chính trị Obama - Clinton

Bộ máy chính trị của ông Obama và bà Clinton đang hợp lực và tăng tốc độ guồng quay khi cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina ngày 5/7. Ảnh: Washington Post

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng đại diện đảng Dân chủ Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina hồi đầu tháng 7, cảnh đội ngũ nhân viên hùng hậu của họ di chuyển đan xen nhau ở địa điểm diễn ra sự kiện là hình ảnh tiêu biểu cho sự hợp lực giữa hai cỗ máy chính trị khổng lồ, theo Washington Post.

Đứng sau sân khấu trung tâm hội nghị, John D. Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử, và Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của bà Clinton chăm chú quan sát mọi diễn biến tại buổi vận động. Cả hai đã rời các chức vụ tại Nhà Trắng để đảm nhận công việc hiện tại.

John D. Podesta trước đây là cố vấn của Tổng thống Obama còn Jennifer Palmieri từng là giám đốc truyền thông Nhà Trắng trong chính quyền Obama.

Jake Sullivan và Huma Abedin, hai nhân viên vận động tranh cử khác của bà Clinton từng phục vụ dưới quyền Tổng thống Obama, cũng có mặt tại đây cùng một nhóm quan chức Nhà Trắng khác gồm Jennifer Psaki, Josh Earnest, Ben Rhodes và David Simas. Họ là những người đã hỗ trợ ông Obama giành chiến thắng trước bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ hồi năm 2008.

Những rạn nứt giữa hai cỗ máy chính trị Obama - Clinton từ mùa bầu cử cách đây 8 năm phần lớn đều được hàn gắn trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Obama. Khi cuộc vận động tranh cử hiện nay bước vào giai đoạn khốc liệt, mối quan hệ đối thủ trở thành đồng minh này bước sang giai đoạn mới. Ở đó, ông Obama và đội ngũ trợ lý của mình lúc nào cũng sẵn sàng hợp tác để đưa bà Clinton vào Nhà Trắng. Đối với họ, đây là cách để bảo vệ những thành quả đã gây dựng bấy lâu, đồng thời củng cố các di sản ông Obama tạo lập nên.

Bình luận viên Juliet Eilperin từ Washington Post nhận định mối quan hệ đồng minh này mang lại lợi ích lớn cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Clinton nhưng bà cũng phải gánh vác những trách nhiệm đi kèm. Chẳng hạn, bà Clinton sẽ phải đưa ra tuyên bố mở rộng chương trình bảo hiểm y tế ở Mỹ.

"Ngay từ lúc bắt đầu hình thành, cỗ máy chính trị của Obama đã có sự cộng tác, phối hợp và hội nhập sâu sắc với cỗ máy chính trị của bà Clinton" ông Simon Rosenberg, người sáng lập tổ chức tư vấn Mạng lưới Dân chủ Mới, đánh giá.

Các trợ lý Nhà Trắng giờ đây vài lần mỗi tuần đều trao đổi công việc với những cố vấn thuộc ban vận động tranh cử cho bà Clinton, David Plouffe, cựu trưởng ban vận động của ông Obama, tiết lộ. Ông Plouffe bắt đầu tham gia tư vấn chiến lược tranh cử cho bà Clinton cách đây vài tháng.

"Đó không phải một cuộc hôn nhân gượng ép", Steve Elmendorf, nhà vận động hành lang, chiến lược gia kỳ cựu thuộc đảng Dân chủ, nhận định. Elmendorf cho hay chính ông Plouffe đang trở thành cầu nối giúp phe Obama tiếp cận với tất cả những vấn đề liên quan đến Clinton.

Bà Clinton hôm 21/7 thông báo chọn thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Timothy M. Kaine làm ứng viên phó tổng thống. Giới quan sát đánh giá quyết định này là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy sự gắn kết giữa hai bộ máy chính trị Obama và Clinton.

Trong cuộc đua giành tấm vé đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống hồi năm 2008, ông Kaine đã lên tiếng ủng hộ ông Obama thay vì bà Clinton. Theo một nguồn tin am hiểu vấn đề, thượng nghị sĩ Kaine nay được chọn làm ứng viên phó tổng thống là do đề nghị từ phía ông Obama.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest hôm 25/7 cho hay Tổng thống Obama rất hào hứng trước quyết định của cựu ngoại trưởng Mỹ Clinton. Earnest thêm rằng kinh nghiệm của ông Kaine với tư cách là nhà truyền giáo ở Honduras và luật sư nhân quyền có rất nhiều nét tương đồng với Tổng thống Obama. Ông Obama bắt đầu sự nghiệp công vụ với cương vị là một nhà tổ chức cộng đồng.

Hỗ trợ lẫn nhau

Hai cỗ máy chính trị của Clinton và Obama sở hữu số lượng nhà chiến lược và chuyên gia đông đảo trong nội bộ đảng Dân chủ và họ luôn hợp tác cùng nhau, theo Washington Post. Nhiều người từng phục vụ trong ban vận động tranh cử của bà Clinton vào năm 2008 và làm việc cho cựu Tổng thống Bill Clinton tại Nhà Trắng đã quay sang giúp đỡ xây dựng bộ máy chính quyền Obama trong những ngày đầu tiên.

Các quan chức chính quyền cựu tổng thống Bill Clinton còn hỗ trợ ông Obama thành lập ban kinh tế Nhà Trắng và bổ nhiệm các chức danh thuộc những cơ quan quan trọng khác.

Từng nhiều lần tìm cách tách bạch bản thân khỏi ảnh hưởng của ông Obama, song hiện tại bà Clinton là người được hưởng lợi nhiều nhất khi tiếp nhận sự ủng hộ từ Tổng thống Mỹ.

Theo kết quả các cuộc thăm dò gần đây, mức độ tín nhiệm của Tổng thống Obama đã tăng trên 50% vậy nên ông có sức hút rất lớn trong công cuộc vận động quyên góp tranh cử. Hơn nữa, ông còn có khả năng huy động ủng hộ từ các nhóm cử tri người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Latin và giới trẻ dành cho Clinton.

Obama cũng có thể giúp duy trì sự đoàn kết nội bộ đảng Dân chủ trước bối cảnh đảng này đang gặp xáo trộn bởi vụ rò rỉ hơn 19.000 email của các nhân viên Ủy ban Quốc gia. Chúng đã thổi bùng cơn giận dữ bên trong nhóm người ủng hộ thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đối thủ của bà Clinton trong vòng bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ. Nguyên nhân là một số email cho thấy Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ muốn giúp bà Clinton chiến thắng ông Sanders.

Tuy nhiên, bất chấp việc mức độ tín nhiệm của Tống thống Obama đang nhích dần lên, 2/3 số người Mỹ tham gia một cuộc khảo sát của Washington Post và ABC News đều nói rằng đất nước đang đi "sai hướng".

"Ông ấy đang cố gắng chuyển cho bà Clinton lợi thế mức tín nhiệm cao nhưng đồng thời cũng có thể khiến bà ấy bối rối với hướng đi của đất nước", chuyên gia khảo sát công luận thuộc đảng Cộng hòa David Winston nói.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 25/7, Reince Priebus, chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa nhận xét nỗ lực nâng đỡ mà ông Obama dành cho bà Clinton chỉ càng củng cố quan điểm rằng cựu ngoại trưởng Mỹ "là thành viên đảng Dân chủ cũ rích với những ý tưởng sáo mòn".

"Nếu họ có thể xây dựng tính thống nhất trong đảng, điều đó sẽ giúp củng cố sự ủng hộ từ các cử tri trung thành nhưng câu hỏi đặt ra là đảng Dân chủ đã làm gì suốt một năm qua khi công chúng muốn thấy những thay đổi thực sự mạnh mẽ ở Washington?", Priebus nhấn mạnh.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top