Hai doanh nghiệp Việt được tham gia tự chứng nhận xuất xứ

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa giới thiệu danh sách các thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN.

Theo đó, trong danh sách có 2 doanh nghiệp của Việt Nam là Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam (Nestlé Vietnam Limited).

Theo danh sách này, Indonesia có 13 doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, con số tương ứng của Lào là 7 doanh nghiệp, Phillippines 2 doanh nghiệp, Thái Lan có nhiều nhất với 89 doanh nghiệp tham gia.

Theo quy định của Thông tư 28/2015/TT-BCT, các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ gồm: Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.


Vinamilk được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Đặc biệt, theo quy định doanh nghiệp phải có kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD. Đây là một trong những tiêu chí khá thách thức với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp DN xuất khẩu giảm thời gian xin cấp C/O truyền thống, chủ động trong việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa.

Bộ Công Thương cũng đánh giá, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp doanh nghiệp nắm bắt sâu cam kết về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do - FTA, qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp làm quen với xu hướng mới trong các FTA, có kinh nghiệm thực tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập.

Nguồn: DNVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top