CNN hạn chế quyền truy cập của người dùng Facebook tại Australia
13:40 30/09/2021
- Văn hóa xã hội
CNN quyết định hạn chế quyền truy cập với người dùng Facebook ở Australia sau khi Tòa án Tối cao nước này khẳng định các cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm với các bình luận trên mạng xã hội.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: AFP/ TTXVN
Hãng tin CNN (Mỹ) cho biết sẽ hạn chế quyền truy cập đối với người dùng Facebook ở Australia đối với các trang chính do CNN điều hành bao gồm: Facebook, CNN International và những trang dành riêng cho các chương trình của CNN.
Quyết định này được đưa ra khi Tòa án Tối cao của Australia ra phán quyết hồi đầu tháng khẳng định các cơ quan báo chí là đơn vị xuất bản các bình luận trên các trang mạng xã hội của mình nên phải chịu trách nhiệm với các bình luận này.
Và điều này cũng có nghĩa là cơ quan báo chí sẽ phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ nội dung không chính xác nào xuất hiện trên các trang này.
Để tránh không bị vướng vào các rủi ro pháp lý sau phán quyết này, CNN đã đề nghị Facebook tắt chức năng bình luận từ những người dùng tại Australia trên các trang của mình.
Tuy nhiên, Facebook từ chối đề nghị này và cho biết chỉ tắt được từng bình luận.
Với CNN, việc tắt từng bình luận tốn quá nhiều thời gian vì thế thay vào đó, hãng tin quyết định hạn chế người dùng Facebook tại Australia truy cập vào các trang chính của mình. CNN hiện có 166 triệu khán giả trực tuyến, trong đó số lượng khán giả tại Australia chỉ chưa đến 2 triệu người.
CNN chỉ hạn chế người dùng Facebook tại Australia truy cập vào các trang chính của mình còn các trang khác thì người dùng tại Australia vẫn có thể truy cập. Vì vậy, quyết định mới của CNN không gây nhiều tác động song lại giúp hãng tin này tránh được những rắc rối pháp lý trong tương lai./.
TTXVN
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Giải pháp ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa tấn công mạng (01:29 13/11/2024)
- Fashion Show "Cội nguồn tinh hoa hội tụ": Sự giao thoa đầy sáng tạo kể câu chuyện thời trang Việt (10:09 12/11/2024)
- Culture in you, hướng đến bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (06:14 03/11/2024)
- Lời nhắn mong manh (01:40 03/11/2024)
- Hoa tình yêu (11:20 21/10/2024)