Chuyện làm báo ở “xứ sở cờ hoa”

16:52 30/06/2016 - Đời & Nghề
Những tên tuổi lớn như The New York Times, The Wall Street Journal, The Washington Post, Newsweek… đã đứng sừng sững nhiều thập kỷ trong làng báo thế giới. Chỉ một vài thông tin của những tờ báo này cũng đã tác động tới dòng chảy thông tin toàn cầu…

Một góc tòa soạn báo The Washington Post

Một góc tòa soạn báo The Washington Post

Phương thức vượt qua cơn bĩ cực của báo in Mỹ
Tiết trời khắc nghiệt ở thủ đô Washington DC không đủ ngăn cản sự háo hức của chúng tôi khi đến thăm toà soạn The Washington Post. Nằm ở một trong những con phố trung tâm đắt đỏ nhất ở thủ đô “xứ sở cờ hoa”, The Washington Post chỉ cách Nhà Trắng 4 khối nhà. Ngược lại với sự nhộn nhịp bên ngoài, The Washington Post nằm ẩn sâu trong khối nhà đồ sộ. “Đây là những tấm huy chương ghi lại những dấu ấn của tờ báo”, Amy-người có 2 năm làm phóng viên điều tra của Washington Post nói với chúng tôi.
Là một trong những tờ báo hàng đầu thế giới, The Washington Post đã từng đoạt 2 giải vàng Pulitzer về vụ bê bối Water Gate buộc Tổng thống Nixon phải từ chức và gần đây là vụ điệp viên Wikileaks E.Snowden. Nhưng giá trị của The Washington Post không chỉ nằm ở những giải thưởng quý giá mà còn là đội ngũ phóng viên danh tiếng mà tờ báo này sở hữu. Nhà báo Scott Higham là một cây bút như vậy. Trong câu chuyện với chúng tôi ông chia sẻ ông đã có 25 năm làm báo chuyên về mảng quốc tế. “Hiện nay tôi đang thu thập tài liệu để viết về cách thức buôn bán và chuyển tiền của IS”, ông kể. Những đề tài về IS, các vụ bê bối tài chính, những scandal chính trị và những đề tài “nóng” khác luôn được The Washington Post lựa chọn, đơn giản đây là những vấn đề nóng mà báo chí không thể bỏ qua.

Nếu như The Washington Post chuyên viết về chính trị, The New York Times là một trong những toà soạn uy tín nhất chuyên viết về mảng tin tức quốc tế. Đứng trên tầng 7 của tờ The New York Times nhìn xuống, quảng trường Time Square nhộn nhịp dòng người qua lại. Thế nhưng, không khí náo nhiệt ấy hoàn toàn biến mất khi vào The New York Times. Trong 2 năm 2013-2014, The New York Times đã gây “sốc” cho toàn thế giới  khi tuyên bố ngừng ấn bản báo in và sa thải hơn 100 biên tập và phóng viên, trong đó có nhiều cây bút giỏi. Tái cơ cấu lại tờ báo, The New York Times quyết tâm đầu tư ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghệ số, audio và báo hình theo xu hướng trực tiếp.

Anh Clay Risen, Trưởng ban Bình luận cho biết, “trụ sở mới của The New York Times đi theo hướng công nghệ số. Toàn bộ những cabin làm việc có thể chuyển động và cho phép kết nối với phóng viên hiện trường nếu có sự kiện phải tường thuật trực tiếp”. Tại The New York Times chúng tôi may mắn gặp 2 phóng viên, biên tập viên người Mỹ gốc Việt làm việc tại đây. Điều đó cho thấy người Việt có khả năng thích ứng công việc làm báo trong những môi trường cạnh tranh hết sức khắc nghiệt và đòi hòi năng lực thực sự như ở Mỹ.
 

The Politico lại là một mô tuýp khác trong làng báo chí Mỹ. Tờ báo này chuyên viết về chính trị và là một điển hình cho sự phát triển của báo chí Mỹ vươn lên từ con số 0. “Mọi người đã từng nghĩ tôi điên vì đã từ bỏ tất cả để sáng lập The Politico”, ông Bill Nichols, Tổng biên tập tờ báo chia sẻ. Sau 9 năm thành lập, từ 30 nhân viên ban đầu cho đến nay Politico đã có 400 phóng viên, BTV với mạng lưới phóng viên thường trú ở châu Âu thậm chí cả các điểm nóng Trung Đông, châu Phi. “Tốc độ thông tin luôn đi kèm theo sự nguy hiểm. Phải duy trì tốc độ nhưng chúng ta không nên về nhất mà phải đưa tin xác thực, có bản sắc riêng để tạo ra sự khác biệt nhằm thu hút độc giả”, ông Bill Nichols phân tích. Đến nay, tirage của The Politico đã lên tới hơn 40.000 tờ báo/ngày.

Tuy nhiên, The Washington Post, The New York Times, The Politico hay hàng trăm tờ báo khác trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với thách thức đe dọa sự tồn vong. Năm 2013, The Washington Post đã phải rao bán trụ sở để lấy tiền trang trải nợ nần. Tháng 12/2015 cũng là tháng cuối cùng The Washington Post hoạt động ở trụ sở cũ. Từ tháng 1/2016, The Washington Post sẽ chuyển đến trụ sở mới có diện tích hẹp hơn.

Trong cuộc gặp với các nhà báo Việt Nam ngày 21/6/2015, bà Michelle LaRoche –người phụ trách mảng Phát triển tờ Nhật báo phố Wall thông báo sẽ sa thải 100 nhân sự trong thời gian sắp tới. Tốc độ phát triển nhanh chóng của thông tin và nội dung miễn phí, sự nổi lên của những công ty truyền thông kỹ thuật số đã khiến thị trường cạnh tranh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tất yếu, đã có những sự lo ngại mơ hồ về vai trò và vị thế của báo in trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Ngoài ra, rất nhiều tờ báo Mỹ đã lựa chọn việc đầu tư cho công nghệ như video, đồ hoạ, tương tác để tồn tại và cạnh tranh thu hút độc giả; coi đây là một phương thức để tạo ra sự khác biệt, phong phú về thông tin trong thời buổi nhiều cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Bảo tàng Báo chí Mỹ ở thủ đô Washington thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả. Ảnh: PV

Bảo tàng Báo chí Mỹ ở thủ đô Washington thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả. Ảnh: PV

Thay lời kết
Trong cái nắng nhẹ ở New York, chúng tôi đã có dịp tới thăm báo điện tử IBT. Tờ báo hiện có 32 triệu độc giả tại Mỹ và 72 triệu người đọc trên toàn cầu, cũng đã dành khá nhiều thời lượng viết về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. “Khi có sự kiện nóng xảy ra ở bất kỳ điểm nào trên thế giới, chúng tôi lập tức cử các phóng viên tới hiện trường. Tất nhiên, điểm nóng Biển Đông, với Việt Nam đều không ngoại lệ. Độc giả của chúng tôi rất quan tâm tới mảng tin tức này”, ông River, Trưởng bản Tin thế giới của IBT nói.

Ngay cả 1 tờ báo nhỏ ở thành phố San Jose (bang Califonia) là tờ The San Jose Meccury News cũng đã thành lập 1 bộ phận chuyên theo dõi tin tức về tình hình Việt Nam và Biển Đông. Trên giá sách của tờ báo này, thật tình cờ khi tôi đã nhìn thấy 2 cuốn từ điển Anh-Việt và Easy Vietnamese. Trò chuyện với chúng tôi, Giáo sư chính trị Donaldk Emmerson cho biết, ông rất vui vì mối quan hệ Việt Nam-Mỹ đã bình thường hoá trở lại. Hàng ngày ông vẫn theo dõi tin tức về Việt Nam qua các phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, bảo tàng báo chí lớn nhất nước Mỹ ở thủ đô Washington đã dành hẳn 1 gian trưng bày về chiến tranh Việt Nam. Ở đó, du khách có thể tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam thông qua các tư liệu báo chí; ký ức của người trong cuộc với các cuốn hồi ký, những mẩu tin nhắn viết vội trên giấy hay những bức điện báo. Rất nhiều người Mỹ đã dừng chân ở khu trưng bày này và điều đó cho thấy Việt Nam chưa bao giờ bị quên lãng trong ký ức và hiện tại của người Mỹ./.

Hồ Điệp
 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top