Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chuyển đổi số trong báo chí: Chuyển đổi cái gì và từ đâu?

Chiều 23/8, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo TP.HCM và Liên chi hội các cơ quan báo chí Trung ương tại TP.HCM tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí: Chuyển đổi cái gì và từ đâu?” do GS,TS Nguyễn Đức An, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông khoa học Đại học Bournemouth (Vương quốc Anh) trình bày.

Đến dự có đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Nguyễn Tấn Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hội  Nhà báo TP.HCM cùng lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, các cơ quan báo chí Trung ương và TP.HCM.

Quang cảnh buổi toạ đàm. 

Tại buổi tọa đàm, GS,TS Nguyễn Đức An cho rằng, các loại hình báo giấy truyền thống (báo in, tạp chí, nguyệt san) đang chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của báo điện tử cũng như các loại hình số, như mạng xã hội facebook, tiktok, youtube, zalo...

GS,TS Nguyễn Đức An, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông khoa học Đại học Bournemouth (Vương quốc Anh).

GS,TS đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của nước ngoài và nêu ra 3 bài học từ quá khứ như: Chậm trễ/ chủ quan trong việc nhận ra tiềm năng báo số; đầu tư thụ động và chiếu lệ; thiếu vắng tinh thần dấn thân/ bứt phá vì cái mới. GS,TS khẳng định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, là giải pháp giải quyết những vấn đề của báo chí truyền thống và là chìa khóa sống còn cho sự phát triển báo chí nước nhà. Đồng thời, GS,TS còn gợi mở một số vấn đề như: Chuyển đổi thành tổ hợp truyền thông; đa dạng hoá thị trường; đa dạng hoá nguồn thu; xây dựng toà soạn hội tụ thực thụ để dứt bỏ giằng co cũ - mới. Bám theo dấu chân công chúng qua dữ liệu với câu hỏi: người dùng, không phải nhà báo nào, kiểm soát đọc/ nghe/ xem cái gì? Ở đâu? Khi nào? đơn vị trao đổi không còn là tờ báo/ kênh tin mà từng tác phẩm riêng lẻ; mọi sản phẩm phải dựa vào sự thấu hiểu người sử dụng trên từng nền tảng và thiết bị; sử dụng các chỉ số độc/ khán/ thính giả một cách chiến lược và tỉnh táo; tận dụng AI và các công nghệ khác để “cá thể hoá” nội dung.  Ngoài ra, xem R&D như một tất yếu để tận dụng công nghệ mới cho quy trình khai thác và thu thập thông tin; theo dõi và phân tích các xu hướng sử dụng tin để đề ra chiến lược phát triển và phân phối nội dung; thử nghiệm các công cụ kể chuyện và thuật tin mới trong độc giả và thử nghiệm các mô thức kinh doanh.

Đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thảo luận và chia sẻ chuyển đổi số trong buổi tọa đàm.

Ngoài ra, GS,TS Nguyễn Đức An cùng nhiều lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên thảo luận và chia sẻ về các vấn đề như: báo chí dữ liệu, báo chí thu phí, giáo dục nhà báo, con người, … Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp chuyển đổi số thành công, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả chức năng giáo dục và định hướng của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Diệu Linh

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top