Nâng cao đạo đức nghề nghiêp, trách nhiệm của người làm báo

Ngày 17/11, tại Hoà Bình, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Sau 6 năm thực hiện, Luật Báo chí 2016 gắn với 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí và dư luận xã hội.

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu

Từ khi thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, báo chí có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

Tính đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam có gần 25.000 hội viên sinh hoạt tại 301 tổ chức Hội, trong đó, có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 20 Liên Chi hội và 218 Chi hội trực thuộc Trung ương.  Đội ngũ người làm báo trong cả nước đã trưởng thành, vững vàng, tự tin làm chủ công nghệ, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống để tạo nên tác phẩm báo chí có chất lượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

Những năm gần đây, có một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật có chiều hướng ngày càng tăng. Nhà báo, hội viên khai thác, sử dụng mạng xã hội cho những mục đích phi nghề nghiệp, hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực, vi phạm quy chuẩn đạo đức và thậm chí vi phạm pháp luật đang trở thành vấn đề dư luận xã hội rất quan tâm...

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều tham luận nêu rõ: Vai trò của Hội Nhà báo các cấp vẫn còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam cũng như lên tiếng đánh giá, xếp hạng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan báo chí nhằm góp phần nâng cao vị thế của công tác Hội và chất lượng báo chí. Cơ chế về bộ máy, nhân lực cơ quan báo chí bộc lộ nhiều hạn chế. Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cấp thiết nhưng khả năng đáp ứng của đội ngũ những người làm báo chưa cao...

Các đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật Báo chí theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam trong giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo; thường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra kết luận hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và tăng cường xử lý vi phạm của hội viên, nhà báo; có quy định thêm về Hội Nhà báo, cơ quan báo chí trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí. Các đại biểu đề nghị, cùng với quy định về nhà báo và phóng viên thường trú, cần bổ sung quy định chặt chẽ về Văn phòng đại diện, nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên ở Văn phòng đại diện tại các địa phương tránh những kẽ hở trong phối hợp với địa phương trong thu nhận, cung cấp thông tin.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo các cấp phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức, trách nhiệm công dân trong hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần quán triệt, tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định hoạt động báo chí, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về báo chí và pháp luật liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam.

Hương Giang

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Trong bối cảnh kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với rất nhiều sự thay đổi và mới mẻ, chuyển đổi số là con đường tất yếu của tất cả các cơ quan báo chí và không phải bắt đầu từ vấn đề công nghệ, mà trước hết phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo; đồng thời, đòi hỏi cách tiếp cận chính sách và phát triển thể chế phù hợp để đón nhận các mô hình báo chí mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu thế “chuyển đổi số”được coi là sự tiếp cận bắt buộc đối với tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Dĩ nhiên, báo chí không thể nằm ngoài trục xoay đó. Mục tiêu chính của chuyển đổi số báo chí là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, làm đúng chức năng vai trò thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự đổi mới của đất nước. Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí không đơn giản là việc chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức số hóa, mà còn mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai
Ngày 22/10, lễ trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top