Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội và thách thức

Ngày 07/09/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức tọa đàm “Chuyển đổi số báo chí”. Tham dự chủ trì có đồng chí Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Đồng chí Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT chủ trì buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được lắng nghe những nội dung chia sẻ về thành tựu đạt được trong quá trình chuyển đổi số tại một số cơ quan báo chí; thách thức đặt ra với các đơn vị trong thời đại số; nhận định về sự tác động của công nghệ trong lĩnh vực báo chí và cơ hội, giải pháp công nghệ trong tương lai. Cùng với đó, những trao đổi, thảo luận  được các đại biểu đưa ra thẳng thắn, cởi mở, đóng góp giá trị nội dung sâu sắc, đa chiều.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã chia sẻ, sự phát triển mạnh mẽ của AI, tính ứng dụng trong các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực truyền thông, báo chí nói riêng. Qua những trải nghiệm gặp gỡ, làm việc cùng các đơn vị báo chí lớn trên thế giới, cùng những đánh giá, cá nhân, ông đưa ra dự báo về sự thay đổi của tòa soạn số trong tương lai với những con số ấn tượng. Phần trình bày của đại diện Tập đoàn FPT cũng mang trải nghiệm ấn tượng cho các đại biểu tham dự khi theo dõi ứng dụng công nghệ AI trong việc viết báo, tạo hình ảnh, sáng tác nhạc, …

Quang cảnh tọa đàm

Với chủ đề “Đưa toàn bộ quy trình, hoạt động nghiệp vụ báo chí lên môi trường số”, ông Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng đã đưa ra thông tin tổng quan về quá trình chuyển đổi số của đơn vị. Theo đó, Ban Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng nhận thức rõ chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu phải tiến hành trong tất cả các hoạt động của cơ quan, đảm bảo sự vận hành quy trình tác nghiệp - xuất bản và kinh tế báo chí theo hướng thống nhất, tận dụng tất cả các nguồn lực để sản xuất ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí dưới nhiều dạng thức khác nhau, cũng như tạo điều kiện cơ bản để báo tham gia vào hệ sinh thái truyền thông số một cách mạnh mẽ hơn, mở rộng đối tượng công chúng và tạo thêm nguồn thu mới.

Đồng thời, Ban Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng mong muốn nhận được các khuyến nghị, tư vấn giải pháp phù hợp thực tiễn, đặc thù để xây dựng lộ trình chuyển đổi số trong thời gian tới đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững. Chúng tôi nhận thức được rằng, việc vượt qua được những khó khăn, vướng mắc, rào cản để có thể hiện thực hóa việc chuyển đổi số là điều không dễ dàng, cần ngay một cú hích tư duy trong toàn cơ quan, với sự quyết tâm cao nhất của Ban Biên tập. Đặc biệt, là nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Thành ủy, UBND TP.HCM, Bộ TT&TT, các cấp Hội Nhà báo, cũng như sự ủng hộ, hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp và các bạn đọc.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên cho biết, chuyển đổi số báo chí và truyền thông sẽ ngày càng giao thoa nhiều hơn trong một khái niệm mở rộng là nội dung số. Cùng nhau nhận diện những vấn đề về công nghệ báo chí - truyền thông sẽ giúp cả hai bên khai phá những cơ hội kinh doanh cùng có lợi, sáng tạo ra những giá trị mới “Made in Việt Nam”, và qua đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 

“Công nghệ hạ tầng là cơ bản, nội dung là vua", chia sẻ của ông Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) trong bài trình bày với chủ đề “HTV và mục tiêu hướng đến môi trường báo chí đa truyền thông" xuất phát từ chính thực tiễn vận hành của đơn vị. Chiến lược công nghệ hạ tầng của HTV tập trung vào bốn yếu tố: Đa truyền thông, đa phương tiện; đa hạ tầng; đa nền tảng và đa dịch vụ. Về chiến lược nội dung, HTV xác định: Tin tức là giá trị cốt lõi; chương trình giải trí đa dạng; các sự kiện đa truyền thông và tin tức đa truyền thông.

Đoàn tham quan tòa soạn Báo Người Lao Động

Tiếp nối phần trình bày tham luận của các đơn vị, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT điều phối hoạt động thảo luận với những phần hỏi - đáp cùng các đại biểu tham dự chương trình. Các vấn đề như bản quyền, quảng cáo trên báo chí, giải pháp công nghệ như nền tảng sử dụng chung, công cụ đánh giá, … được các đại biểu đặt ra với những trăn trở và khó khăn đang đối mặt, từ đó đề xuất mong muốn, giải pháp để sớm khắc phục hạn chế đang tồn tại và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, đồng bộ.

Sáng cùng ngày đoàn công tác do ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam và ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT, dẫn đầu đã đến thăm, giao lưu cùng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tuổi Trẻ và  Báo Người Lao Động.

Ngọc Bích

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top