BIDV nỗ lực, chủ động triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất

Ngay từ những ngày đầu sau khi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN được ban hành, BIDV đã chủ động tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thực hiện đăng ký hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 và năm 2023 với số tiền 3.820 tỷ đồng. Theo đó ngày 13/6/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho BIDV là 1.060 tỷ đồng.

BIDV tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN

Để kịp thời triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, BIDV đã xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN. Bên cạnh đó, ngân hàng tổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ trong toàn hệ thống về quy định hỗ trợ lãi suất, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai bảo đảm thực hiện theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Một nội dung quan trọng khác được BIDV tập trung nguồn lực để thực hiện đó là xây dựng và vận hành chương trình quản lý khoản vay hỗ trợ lãi suất, giúp tính toán và thực hiện hỗ trợ lãi suất được minh bạch, góp phần tiết kiệm thời gian tác nghiệp. Đối với công tác truyền thông về chương trình hỗ trợ lãi suất, BIDV đã công bố thông tin công khai minh bạch về Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN đến khách hàng, đồng thời chủ động tiếp cận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay hỗ trợ lãi suất. Tính đến thời điểm ngày 30/10/2022, BIDV là một trong các ngân hàng thương mại tích cực nhất trong việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, xét về cả quy mô dư nợ được hỗ trợ lãi suất và số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN là chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó vai trò của BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung trong việc triển khai là rất quan trọng. BIDV yêu cầu các đơn vị trong hệ thống phối hợp chặt chẽ để kịp thời triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định, đối tượng, mục đích và an toàn. Bên cạnh đó, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất và công tác truyền thông đến khách hàng, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Một số thông tin về Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

- Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng: 2%/năm.

- Thời hạn hỗ trợ lãi suất: đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi trong khoảng thời gian từ ngày khoản vay được BIDV chấp thuận hỗ trợ lãi suất đến ngày 31/12/2023.

- Điều kiện được hỗ trợ lãi suất:

+ Khách hàng vay vốn là Doanh nghiệp (theo quy định của luật doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân), hợp tác xã, hộ kinh doanh .

+ Khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023.

+ Khoản vay có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ/CP (Ví dụ: như hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin, xây dựng nhà ở xã hội…)

+ Khách hàng được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi theo quy định nội bộ của BIDV.

Hương Thu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top