Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bế mạc Olympic 2016: Hẹn gặp lại ở Tokyo

23:37 22/08/2016 - Văn hóa xã hội
Sau 16 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, sáng 22/8 (giờ Hà Nội), lễ bế mạc Đại hội Thể thao thế giới (Olympic) 2016 đã được tổ chức tại sân vận động Maracana ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

Pháo hoa hoành tráng tại lễ bế mạc Olympic 2016. Ảnh: Reuters

Cũng giống như lễ khai mạc cách đây hơn 2 tuần, khán giả một lần nữa lại được sống trong một lễ hội âm nhạc ấn tượng, lung linh sắc màu, đậm chất Nam Mỹ và hơn hết thảy là những thông điệp nhân văn, đề cao tinh thần thể thao và tinh thần vì môi trường từ lễ bế mạc.

Lễ bế mạc chính thức được bắt đầu với màn diễu hành và tiễn cờ của 207 đoàn thể thao từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Olympic đầu tiên trên đất Nam Mỹ trong màn pháo hoa rực rỡ. Bất chấp cơn mưa khá lớn, "nhiệt" trên sân Maracana vẫn như ngày một tăng lên theo mỗi màn trình diễn sôi động, tạo hình đặc sắc của các nghệ sĩ, còn các VĐV cùng nhau nhảy múa, reo hò trong không khí sôi động của âm nhạc và tình hữu nghị.

Sau lời cảm ơn tới các tình nguyện viên tại Olympic Rio 2016 - những người có đóng góp nhiều cho kỳ Olympic lần thứ 31 - là lễ thượng cờ và quốc ca Hy Lạp, nơi được xem là khởi nguồn của Olympic mùa hè. 

Tiếp đến là một trong những nội dung quan trọng tại buổi lễ bế mạc của Olympic, đó là lá cờ Olympic được trao cho Tokyo - thành phố đăng cai sự kiện này năm 2020. Sau khi quốc ca của Nhật Bản được cử lên, các đạo diễn Nhật Bản dùng những hình ảnh các nhân vật Subasa, Doraemon và Super Mario để giới thiệu đến người hâm mộ, những địa điểm du lịch đặc sắc và những điểm thi đấu dự kiến ở Tokyo. Điều đặc biệt là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xuất hiện đầy bất ngờ ở sân khấu chính của lễ bế mạc trong hình ảnh Super Mario, khiến khán giả phải ồ lên kinh ngạc.

Sau phần trình diễn đậm chất công nghệ của các nghệ sĩ Nhật Bản, Chủ tịch Ủy ban Olympic Brazil - Trưởng Ban Tổ chức Olympic 2016 - đã phát biểu cảm ơn Chính phủ Brazil và chính quyền cùng nhân dân thành phố Rio de Janeiro đã tổ chức thành công kỳ Olympic lần thứ 31.

Olympic Rio 2016 khép lại với ngôi đầu trên bảng tổng sắp thuộc về đoàn thể thao Mỹ với tổng cộng 121 huy chương, trong đó 46 HCV, 37 HCB và 38 HCĐ.

Với 7 HCV, 6 HCB và 6 HCĐ, đoàn thể thao nước chủ nhà Brazil đứng vị trí thứ 13 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic Rio. Trong đó, tấm HCV được chờ đợi nhất và quý giá nhất mà "Xứ sở Samba" có được chính là chiến thắng đến từ môn bóng đá nam - thành tích duy nhất còn thiếu của bóng đá Brazil.

Nước chủ nhà Olympic 2020 - Nhật Bản - cũng đã có một kỳ Olympic thành công khi giành tới 12 HCV, 8 HCB và 21 HCĐ, xếp thứ 6 trên bảng tổng sắp huy chương.

Một số hình ảnh tại lễ bế mạc:

Màn diễu hành của các vận động viên tham dự Olympic 2016. Ảnh: Reuters

Lá cờ Olympic được hạ xuống để trao cho Nhật Bản - nước đăng cai kỳ Olympic năm 2020. Ảnh: Ruters

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach tại lễ bế mạc. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuất hiện bất ngờ trên sân khấu chính. Ảnh: Reuters

Những đôi giày đặc biệt của các vận động viên tham dự Olympic tại lễ bế mạc. Ảnh: Reuters

Khán giả một lần nữa trầm trồ trước những màn trình diễn nhiều màu sắc, sôi động và mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Nguồn: Báo Chính phủ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top