Bà trùm Sáu Phấn "cố tình" không hợp tác với Cơ quan điều tra?
00:31 16/03/2018
- Pháp luật
Bà Sáu Phấn vẫn đủ tinh thần ký vào đơn kiến nghị, đơn kháng cáo nhưng ú ớ không trả lời Cơ quan điều tra (CQĐT) - Bộ Công an.
Phòng bệnh nơi bà Phấn nằm có giá khoảng 60 triệu đồng/tháng và 720 triệu đồng/năm
Vì sao Bộ Công an không thể hỏi cung bà trùm Hứa Thị Phấn?
Mới đây VKSND tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín (Trustbank, sau đổi thành VNCB và nay là CB) 12.000 tỷ đồng.
Vụ án này đã buộc phải tách thành nhiều giai đoạn vì hàng loạt hành vi sai trái của bà Phấn và đồng phạm. Điều đáng nói sau một năm khởi tố vụ án, đến nay Bộ Công an vẫn không thể hỏi cung bà Hứa Thị Phấn?
Theo cáo trạng bị can Phấn bị khởi tố vào tháng 22/3/2017 nhưng trước đó hai ngày bà Phấn đã nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Tân Hưng Q.7 TP.HCM. Từ đó đến nay cơ quan CSĐT đã nhiều lần đến bệnh viện để xác định tình trạng bị can tiến hành hỏi cung nhưng bà Phấn luôn ở trong tình trạng khó tiếp xúc. Các luật sư của bà Phấn liên tục kiến nghị hoãn buổi hỏi cung cho đến khi sức khoẻ của bà Phấn tốt hơn.
Cáo trạng nêu rõ: Hứa Thị Phấn là bị can chính, chủ mưu, phạm hai tội: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1.105 tỷ đồng và tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với số tiền là 5.256 tỷ. Tổng cộng trong vụ án này Phấn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền mà NH Đại Tín bị thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, sau khi bà Phấn bị khởi tố là gần 1 năm nhưng Cơ quan CSDT Bộ Công An chưa thể hỏi cung bị can Phấn để làm rõ thêm các nội dung liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, đơn tố giác và kiến nghị của bị can.
Mặc dù, Cơ quan CSĐT Bộ Công an, VKSND Tối cao đã nhiều lần đến bệnh viện để xác định tình trạng bị can để tiến hành hỏi cung, nhưng bị can luôn ở trong tình trạng khó tiếp xúc, gọi ú ớ không trả lời. Nhưng một điều lạ kỳ, bà trùm Sáu Phấn lại vẫn đủ sức khỏe, minh mẫn để ký vào đơn tố cáo, đơn kiến nghị và cả đơn kháng cáo trong vụ án Oceanbank.
“Bởi vậy cần xem xét, đánh giá thái độ không hợp tác của bị can trong quá trình xét xử để quyết định hình phạt”, cáo trạng nêu.
Sau hai ngày bà Phấn bị khởi tố, ngày 24/3/2017, phóng viên Báo Giao thông đã tới tận phòng 904 của bệnh viện nơi bà Phấn nằm. Khi thấy người lạ xuất hiện trước cửa phòng, bà đang nằm trên ghế sofa lập tức phản ứng rất nhanh “Cô là ai, ở đâu tới” và sau từ chối không tiếp.
Sau lần đó phòng của bà Phấn tại bệnh viện luôn được khoá trái. Bất cứ ai đến bệnh viện cũng không thể vào, trừ khi gọi điện thoại trực tiếp cho bà mới được người chăm sóc cho bà Phấn mở cửa.
Mới đây, ngày 17/1/2018 phóng viên tiếp tục qua bệnh viện nơi bà Phân nằm. Nhưng cửa phòng bị khoá. Theo chia sẻ của một số nữ điều dưỡng tại bệnh viện, bà Phấn nằm điều trị ở đây một thời gian dài, tình trạng sức khỏe cũng không đến mức quá xấu. Bà Phấn vẫn tự vệ sinh cá nhân, đi lại được.
Theo Yên Trang/Báo Giao thông
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử (02:38 24/10/2024)
- Hỗ trợ cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn trong xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (10:49 19/06/2024)
- Quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ. (05:23 10/05/2024)
- Quy định mới về học phí (04:48 03/01/2024)
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 1/2024 (09:25 27/12/2023)