Hội thảo quốc gia: Báo chí 30 năm đổi mới

Hội thảo quốc gia “Báo chí 30 năm đổi mới những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên Giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp tổ chức sáng ngày 29/12/2016, tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Nam Dương

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN; Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Mai Đức Lộc, Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lưu Đình Phúc, Cục Trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; 

Sự phát triển mạnh mẽ báo chí cách mạng Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Thuận Hữu nhấn mạnh, 30 năm qua (1986 - 2016) là chặng đường lịch sử có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đã thực sự đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng, nền tảng để đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau chiên tranh, giải phóng mọi năng lực xã hội vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu khai mạc Hội thảo: Ảnh: Nam Dương

Trong công cuộc đổi mới đất nước, báo chí là lực lượng đi đầu tuyên truyền, cổ vũ chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và chính báo chí cũng được hưởng những thành quả của đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Đồng thời, báo chí cũng đã tự đổi mới hoạt động, để theo kịp với sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng.

Mặt khác, trước tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến khó lường, trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, báo chí cũng đang bộc lộ những bất cập, yếu kém, bên cạnh cơ hội mới, báo chí cũng đối mặt nhiều thách thức phải vượt qua.

Nhằm kế thừa và phát huy những thành tựu 30 năm đổi mới đất nước, đổi mới báo chí, việc tổ chức Hội thảo này là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vừa mang đậm chất nghề nghiệp thiết thực và hữu ích.

Nhà báo lão thành Phan Quang phát biểu làm sao để Quy định đạo đức người làm báo đi vào cuộc sống. Ảnh: Nam Dương

Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo đi vào cuộc sống

Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo lão thành Phan Quang cho biết, Quy định đạo đức người làm báo là sản phẩm của đổi mới và gắn kết với đổi mới. Qua ba bộ Quy định đạo đức người làm báo năm 1995, 2005 và 2016 đã cho thấy tư duy đổi mới thay đổi những gì không phù hợp với cuộc sống, đổi mới trên cơ sở kế thừa di sản của ta và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đổi mới là đổi thay liên tục theo định hướng do ta lựa chọn, vì lợi ích của nhân dân và đất nước.

PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo báo cáo kết quả thảo luận tiểu ban 1: những vấn đề lý luận báo chí truyền thông

Bộ Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo năm 2016 đã bổ khuyết (Điều 10) cho các bản quy định năm 1995, 2005, khi đòi hỏi người làm báo cam kết thực hiện 9 điều còn lại, coi đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. Đã cam kết đương nhiên người cam kết tự nguyện chịu một hình thức chế tài nào đó tùy thuộc mức độ, trong trường hợp vi phạm đạo đức người làm báo.

Hội thảo chia thành hai phiên: phiên khai mạc diễn ra buổi sáng tại Hội trường, phiên thứ hai gồm 2 tiểu ban: những vấn đề lý luận báo chí truyền thông và những vấn đề thực tiễn hoạt động báo chí.

Nam Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top