Xu hướng kết nối băng rộng không dây trên băng tần 6 GHz tại Việt Nam
20:10 09/11/2022
- Báo chí & Khoa học công nghệ
Ngày 8/11, Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức hội thảo "Kết nối băng rộng không dây trên băng tần 6 GHz tại Việt Nam"
Bà Thảo Griffiths - Giám đốc Chính sách công Việt Nam, Tập đoàn Meta chia sẻ tại hội thảo.
Đây là lần thứ hai, hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin về các công nghệ vô tuyến băng rộng, nhu cầu, xu hướng sử dụng băng tần 6GHz, từ đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp có định hướng phù hợp cho phát triển công nghệ này.
Băng tần 6 GHz đang được Cơ quan quản lý tần số các nước nghiên cứu và tiếp cận về quy hoạch cho các hệ thống cấp phép (như IMT) và/hoặc miễn cấp phép (như Wi-Fi) theo các hướng khác nhau. Đây là một trong những chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực về thông tin vô tuyến trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho Hội nghị WRC-23, ITU-R đang nghiên cứu khả năng quy hoạch hài hòa băng tần 6425-7025 MHz cho Khu vực 1 và băng tần 7025-7125 MHz cho Toàn cầu để triển khai IMT.
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết,, băng tần 6GHz đang được cơ quan quản lý tần số các nước nghiên cứu và tiếp cận về quy hoạch cho các hệ thống cấp phép (như IMT - thông tin di động), hoặc miễn cấp phép (như Wifi) theo các hướng khác nhau. Đây là một trong những chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực về thông tin vô tuyến trong thời gian qua.
"Việc thông tin đa chiều về nhu cầu và xu hướng sử dụng băng tần 6GHz cho vô tuyến băng rộng, đồng thời, xem xét thêm từ góc độ nhu cầu của thị trường, hiệu quả triển khai mạng và dịch vụ của doanh nghiệp, lợi ích xã hội của các giải pháp kết nối băng rộng trên băng tần này được đặt ra với vị trí quan trọng".
Đại diện cơ quan quản lý như Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các nhà mạng cũng đã có tham luận đáng chú ý. Trong đó, đại diện Cục Viễn thông cho biết một số mục tiêu về chiến lược hạ tầng số được đề ra: Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao (Gb/s,Tb/s) thông qua việc thúc đẩy, khuyến khích hợp tác công tư để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp khu vực tư nhân phục vụ cho phát triển hạ tầng. Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (5G và các thế hệ tiếp theo) và phát triển thêm 4-6 tuyến cáp quang quốc tế.
Hiện nay, ngành công nghiệp Wi-Fi trên thế giới đã chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp công nghệ và thiết bị Wi-Fi tiêu chuẩn 6E. Ước tính, sẽ có khoảng 1,4 tỷ thiết bị Wi-Fi 6E sẽ gia nhập thị trường vào năm 2025. Đã có hơn 60 quốc gia quyết định mở băng tần 6 GHz cho Wi-Fi và hơn 20 quốc gia bắt đầu thủ tục hướng tới việc mở băng tần 6 GHz.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tích cực đánh giá phổ tần số 6 GHz và xem xét các phương án để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Tại buổi hội thảo có sự tham gia các bên như: VNTA, Viettel, VNPT, FPT, META, Cisco, Intel, Broadcom, Qualcomm,… cùng phần demo trải nghiệm các công nghệ mới nhất trên băng tần 6 GHz.
PV
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Chuyển đổi số báo chí theo nguyên tắc “động", "kịp thời” (10:18 12/05/2023)
- Doanh thu toàn ngành TT&TT đạt khoảng 1,14 triệu tỷ đồng trong 4 tháng (03:43 10/05/2023)
- WHO và UNICEF khuyến khích các nỗ lực tại Việt Nam để bắt kịp chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ em (11:29 30/04/2023)
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nội dung truyền hình (05:47 30/04/2023)
- Báo chí giải thích, sáng tạo số lên ngôi (10:54 28/04/2023)