Xóm ve chai giữa lòng Hà Nội

Ngay cạnh con đường được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh”, không ai nghĩ đằng sau những ngôi nhà cao khang trang, bề thế, trong ngõ 36 Hoàng Cầu lại có những “túp lều” rách nát, những mảnh đời cơ cực đến như vậy.

Có một xóm rác giữa lòng Thủ đô

“Xóm rác” nhỏ bé nằm gọn lỏn cạnh những ngôi nhà cao tầng, trong một con ngõ nhỏ nằm ở đường Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Gần 200 con người sinh sống trong bãi ve chai rộng 1000m2. Đó là nơi cư ngụ của những người làm công việc thu gom phế liệu đến từ các tỉnh lân cận Hà Nội, mà vẫn thường được gọi là “dân tỉnh lẻ”.

Một góc của xóm rác Hoàng Cầu

Con đường dẫn vào “xóm rác” như là lằn ranh của sự phân cách, một bên là các dãy nhà cao tầng, san sát, kín cổng cao tường; một bên là những túp lều tạm bợ được dựng lên từ phế liệu, rác thải, ngổn ngang bên ngoài là những thứ đồng nát bẩn thỉu.

“Sang” thì gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là những túp lều được dựng tạm. Những túp lều giáp vào nhau sìn sịt, dường như có thể đổ bất cứ lúc nào, còn cái mái được phủ chằng chịt bằng bất cứ thứ gì có thể che được mưa gió (vải bạt, áo mưa,…). Có những người không dám bỏ tiền ra thuê nhà ở, mà chỉ thuê chỗ ngủ theo tối, với giá 10000/người.

Hầu hết, những người làm công việc thu lượm ve chai này đến từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Với hy vọng lên Thủ đô có thể dễ kiếm sống hơn ở quê, họ ấp ủ ước mơ thoát nghèo…

Tuy cũng là một nghề để mưu sinh, nhưng lượm lặt ve chai lại bị coi là cái nghề tầm thường, bẩn thỉu, khiến những người làm nghề này nhiều lần phải ngậm ngùi khóc tủi.

Vất vả cũng vì mưu sinh

Trừ tiền ăn uống và thuê chỗ ngủ, mỗi tháng tối đa để dành được 3 triệu đồng. 1kg nhựa bán được 8.000 đồng, nilon 1.000 đồng/kg, cơm nguội 700 đồng/kg, mảnh chai 500 đồng/kg, vỏ lon nước ngọt được 300 đồng/chiếc, vỏ hộp to như hộp bánh Danisa cũng chỉ được 100 đồng. Ít ỏi là thế nhưng dẫu sao vẫn còn kiếm ra đồng tiền, con cái vẫn được học hành đầy đủ nên nhiều người vẫn chấp nhận bám trụ tại đây.

Những căn nhà được che chắn tạm bợ

Chị Lê Thị Mẫn (36 tuổi, Xuân Trường, Nam Định) cũng rưng rưng nước mắt: “Chị có 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, vợ chồng chị phải làm lụng vất cả, không từ một công việc gì mà vẫn không đủ tiền lo cho con cái. Anh nhà chị đang theo công trình tận Lào Cai, còn chị thì phải gửi hai cháu ở nhà cho ông bà nội ngoại, lên đây thu nhặt đồng nát, mong kiếm được chút tiền để lo cho hai đứa. Cũng vất vả lắm nhưng còn kiếm ra được đồng tiền, chứ ở quê thì thật sự chị không biết xoay sở bằng cách nào”.

Cần mẫn với công việc mưu sinh

Cô Nguyễn Thị Tươi (61 tuổi, Vũ Lạc, Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ: “Nhiều lúc tủi thân lắm, đi đến đâu người ta cũng tránh mình như tránh hủi, nhiều người còn bịt mũi, chỉ chỏ. Buồn hơn là còn những người chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu mình ở quê cũng buông những lời chửi bới, miệt thị chúng tôi. Nhưng biết làm sao được, người ta có tiền, địa vị mà, còn mình thì chỉ là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội kiếm sống thôi cháu.”

Cuộc sống của họ là thế, ngày ngày gắn với chai lọ bẩn thỉu, nhưng chẳng ai trong số họ mất đi niềm tin vào cuộc sống. Hạnh phúc của họ là được cầm trên tay những đồng tiền lương thiện do chính sức mình làm ra, được thấy con cái họ lớn lên vui vẻ hồn nhiên, được ăn, được học, được cắp sách tới trường.

MINH YẾN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top