Xây dựng “Thôn thông minh”: Hiệu quả từ cách nghĩ, cách làm

Sáng 4/11, tại xã Song Phượng, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xây dựng mô hình "Thôn thông minh" trên địa bàn xã Song Phượng, huyện Đan Phượng… từ đó làm cơ sở để nhân rộng ra các địa phương khác.   

Song Phượng là một xã của huyện Đan Phượng và là một trong những đơn vị dẫn đầu của huyện Đan Phượng và thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Theo Chủ tịch UBND xã Song Phượng Bùi Văn Tùng, trước yêu cầu của xu thế phát triển cũng như Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất một mô hình "Thôn thông minh". Nhận thức đây là mô hình hay, phù hợp xu thế tất yếu của thời đại 4.0, xã Song Phượng đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình đến cùng lúc đến 4/4 thôn trên địa bàn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng chí Trần Đức Hải , Bí thư Huyện ủy Đan Phượng khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình thôn Thông minh.

Theo đó, chỉ trong 15 ngày triển khai (từ ngày 5 đến 19/10), xã Song Phượng đã triển khai xây dựng mô hình "Thôn thông minh" trên nền tảng là các "Tổ tự quản thông minh" và những "Công dân số" đến 4 thôn và 36 tổ tự quản trên địa bàn. Xã đã thành lập 1 Tổ Công nghệ số cộng đồng xã; 4 Tổ hỗ trợ công nghệ số cộng đồng ở 4 thôn phối hợp với các Tổ trưởng tổ Đảng, Tổ trưởng tổ tự quản "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vừa khảo sát, vừa hướng dẫn 100% hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, phổ cập kiến thức chuyển đổi số cộng đồng, các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt tài khoản thanh toán điện tử, hướng dẫn người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng phương thức thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tử... 

Công tác tuyên truyền, quán triệt về xây dựng mô hình “Thôn thông minh”, “Tổ tự quản thông minh” được triển khai sâu rộng, cùng với việc đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền, từ đó nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã và đã tạo ra sức lan tỏa rộng rãi.

Có thể nói, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, qua một thời gian ngắn triển khai mô hình “Thôn thông minh” đạt được những kết quả nổi bật, đó là: Thực hiện giao tiếp thông minh; thực hiện một số dịch vụ xã hội thông minh, môi trường thông minh, thương mại điện tử; thực hiện video 360o vào quảng bá, giới thiệu di tích lịch sử văn hóa, cách mạng.

Đồng chí Trần Đức Hải , Bí thư Huyện ủy Đan Phượng phát biểu.

Với những kết quả đạt được ban đầu đã góp phần thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/HU ngày 20/12/2021 của Huyện ủy Đan Phượng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 
 
Phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả xây dựng mô hình "Thôn thông minh" trên địa bàn xã Song Phượng, đồng chí Trần Đức Hải, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng đã biểu dương những kết quả đạt được của cán bộ, nhân dân xã Song Phượng trong thực hiện mô hình “Thôn thông minh”. Đồng thời nhấn mạnh, những kết quả đã đạt được góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Huyện ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Theo Bí thư Huyện ủy, để tăng cường ứng dụng công nghệ và thực hiện được chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện, hiệu quả và thực chất, Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành của huyện cần phải xây dựng các kế hoạch với các nội dung công việc triển khai cụ thể, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực tạo được sự thay đổi về phương thức quản lý, vận hành và quản trị xã hội. 

Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải và Phó Giám đốc phụ trách Sở TT&TT Nguyễn Việt Hùng tặng điện thoại thông minh cho các đồng chí Bí thư Chi bộ và trưởng thôn.

Trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, từ đó sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển. 

Tiếp thu chỉ đạo trên, Bí thư Đảng ủy xã Song Phượng Nguyễn Thị Quỳnh Lâm cam kết, trong giai đoạn 2023-2025, xã Song Phượng tiếp tục tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao các tiêu chí của "Thôn thông minh", xây dựng mô hình "Xã thông minh", hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, quyết tâm xây dựng xã thành phường và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top