Xây dựng đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông vùa ban hành công văn số 837/BTTTT-CBC ngày 09/3/2022 về việc xây dựng đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thời gian qua, nhiều vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ lãnh đạo chỉ đạo thành công, một phần có sự tham gia đóng góp tích cực của công tác truyền thông chính sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác truyền thông chính sách còn một số những tồn tại, một số cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông và cung cấp thông tin cho báo chí.

Tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2022 (Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 30/01/2022), Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: Đa dạng hóa các biện pháp, hình thức thông tin, truyền thông, tuyên truyền, định hướng dư luận, thông tin kịp thời, khách quan, chính xác, khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tạo đồng thuận, tin tưởng của người dân, doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, biện pháp phòng, chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội”.

Trước đó, tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông “Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương kiện toàn, phát triển bộ phận truyền thông để thực hiện nhiệm vụ kết nối, chủ động cung cấp thông tin, kịp thời xử lý các vấn đề dư luận xã hội quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, địa phương”.

Thực hiện Nghị quyết số 12 của Chính phủ và Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ,  cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất là chỉ đạo rà soát, kiện toàn lại đội ngũ công chức, viên chức làm công tác truyền thông tại các bộ, ngành, địa phương mình theo hướng có bố trí bộ phận, nhân sự chuyên trách có năng lực, kinh nghiệm, được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về truyền thông chính sách và xử lý khủng hoảng truyền thông. 

Thứ hai là sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế làm việc liên quan, cho phép các đơn vị phụ trách truyền thông chính sách được tham gia phản biện xây dựng đối với các quy trình soạn thảo, quyết định chính sách. Xây dựng kế hoạch truyền thông ngay từ khi chuẩn bị ban hành chủ trương, chính sách và trong quá trình thực thi. 

Thứ ba là bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách và các nguồn lực xã hội hóa theo quy định của pháp luật cho hoạt động truyền thông chính sách, tăng cường đặt hàng đối với các cơ quan báo chí - truyền thông thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền thiết yếu, tăng kinh phí đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông chính sách cho cán bộ, tăng kinh phí đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin để rà quét, phân tích, đánh giá xu hướng thông tin, thăm dò dư luận, đánh giá tác động truyền thông trong quá trình hoạch định, ban hành, thực thi chính sách....

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các thông tin, báo cáo liên quan về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Báo chí, số 7 Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) trước ngày 31/3/2022.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top