VP Bank: Tạo nền tảng để phát triển về quy mô, mở rộng lĩnh vực hoạt động

Định hướng trên được ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã CK: VPB) chia sẻ tại buổi Gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân và cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2022.

Theo CEO của VP Bank, VPBank không đặt mục tiêu phải trở thành ngân hàng có vốn lớn nhất, mà là tạo nền tảng để ngân hàng có thể phát triển về quy mô, nâng cao hiệu quả, mở rộng lĩnh vực hoạt động để nắm bắt cơ hội khi thị trường tài chính Việt Nam sẽ bùng nổ trong 5-10 năm tới.

Được biết, năm 2022, VPBank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên tới 79.334,2 tỷ đồng, thông qua 3 hoạt động chính gồm: Phát hành/bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP); Dùng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ; Phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.

CEO của VP Bank cũng cho biết, tổng vốn chủ sở hữu của VPBank hiện nay đã lên 96.000 tỷ đồng. Cùng với kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao trong năm 2022, vốn chủ sở hữu sẽ còn tăng cường hơn nữa thời gian tới.

Hội đồng quản trị VPBank quyết định dùng một phần vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ để ngân hàng đáp ứng được các chỉ số an toàn cho việc mở rộng hoạt động, chẳng hạn như tham gia M&A (mua bán), phát triển dịch vụ mới.

VP Bank: Tạo nền tảng để phát triển về quy mô, mở rộng lĩnh vực hoạt động

Về kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, CEO của VP Bank cho biết, ngân hàng đang trong giai đoạn đàm phán tích cực và sẽ sớm hoàn thiện, công bố đối tác thời gian ngắn sắp tới. Mục đích của việc phát hành không chỉ để tăng vốn mà còn hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản trị từ đối tác.

Tổng Giám đốc của VPBank cũng lưu ý việc tăng vốn nhanh chóng có thể khiến chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng này suy giảm trong ngắn hạn nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại và về lâu dài chắc chắn đồng vốn của cổ đông sẽ được đảm bảo hiệu quả.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt 11.146 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021 và xuất sắc dẫn đầu ngành về tốc độ tăng trưởng trong quý I/2022.

Từ 2016, trung bình lợi nhuận quý I chiếm 23% lợi nhuận cả năm, trong khi đó chỉ riêng trong quý I/2022, lợi nhuận trước thuế thực tế đã đạt 37% kế hoạch năm 2022 đang trình Đại hội đồng cổ đông.

"Đây là bước chạy đà hoàn hảo để ngân hàng đạt mục tiêu tham vọng đã đề ra. Đồng thời, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh cũng giúp đưa quy mô vốn chủ sở hữu của VPBank lên hơn 95.000 tỷ đồng, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ và đưa hệ số CAR (an toàn vốn) hợp nhất lên hơn 15%", đại diện VPBank chia sẻ.

Trong quý đầu năm 2022, ngân hàng mẹ đạt mức tăng trưởng tín dụng 10,3%, cao gấp đôi so với mức trung bình ngành và là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất toàn ngành.

Tính đến hiện tại, tổng số khách hàng VPBank (cả ngân hàng mẹ và các công ty con) đã cán mốc gần 20 triệu khách hàng. Số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ qua kênh số hóa trong quý I/2022 đạt 90%, tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2021.

Mai Hương 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top