VNPT cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa kể từ tháng 11/2021

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã sẵn sàng để cung cấp dịch vụ ký số từ xa tới khách hàng cả nước. Việc triển khai ký số từ xa mở ra cơ hội ứng dụng chữ ký số trong nhiều hoạt động giao dịch thương mại điện tử và kinh tế số, đặc biệt với người dùng cá nhân.

Mô hình ký số từ xa là phương thức ký số đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. So với loại hình ký số trước đây bị phụ thuộc vào các thiết bị vật lý như USB token, ký số từ xa có sự linh hoạt hơn khi có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị, gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng; đồng thời có tốc độ ký nhanh hơn, nhiều hơn mà vẫn bảo đảm an toàn, bảo mật trong thời đại số hóa và thương mại điện tử hiện nay.

Chia sẻ tại hội thảo "Chữ ký số - Công dân số - Chìa khóa thành công" do VNPT tổ chức đầu tháng 10 vừa qua, thể hiện sự tin tưởng với những tiềm năng mà chữ ký số và ký số từ xa có thể mang lại cho nền kinh tế, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Đặng Hoàng Hải cho rằng, công nghệ ký số từ xa với tính an toàn, bảo mật cao và tiện lợi sẽ góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng cho các hoạt động thương mại, logistics, đặc biệt là thương mại điện tử. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời gian tới.

VNPT cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa kể từ tháng 11/2021

Với VNPT, việc được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cuối tháng 10-2021 là bước ngoặt quan trọng không chỉ giúp VNPT đủ điều kiện để triển khai dịch vụ này tới khách hàng mà còn góp phần hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ số. Để được nhận giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa (VNPT SmartCA), Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Ngô Diên Hy cho biết, VNPT đã chuẩn bị đầy đủ về mặt hạ tầng, kỹ thuật để triển khai trên toàn quốc, dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ ngay trong tháng 11 này. 

Chia sẻ cụ thể hơn về triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa, đại diện Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VinaPhone (thuộc VNPT) phân tích, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA tạo thuận lợi nhất cho người dùng, do không phụ thuộc vào nhà mạng, không phụ thuộc vào thiết bị, dễ dàng tích hợp với các ứng dụng ký số nên người dùng có thể sử dụng để ký các giao dịch từ Cổng dịch vụ công, hợp đồng điện tử, các tờ khai thuế, hải quan...

Trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, để tiếp tục duy trì hoạt động trong điều kiện “bình thường mới”, cần thiết phải ứng dụng mô hình ký số từ xa trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách về không gian, giúp cho các giao dịch của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thuận lợi mà vẫn bảo đảm hiệu quả, an toàn. Kể cả sau khi đại dịch được khống chế, loại hình ký số từ xa vẫn không thể thiếu trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, hành chính khi mà tốc độ số hóa toàn cầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch diễn ra từng giây, từng phút. Về tốc độ ký, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA cũng thể hiện sự ưu việt hơn khi cho phép khách hàng có thể ký hàng loạt với tốc độ cao, đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch thương mại điện tử như hải quan, thuế, kho bạc, tài chính...

Với những ưu thế kể trên, VNPT kỳ vọng, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ là một "át chủ bài", góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn cùng với các dịch vụ như hợp đồng điện tử (VNPT eContract), nền tảng quản trị doanh nghiệp SME toàn diện (VNPT oneBusiness), hóa đơn điện tử (VNPT Invoice)...

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top